Công viên tưởng niệm thiên đức - nơi hiếu nghĩa vẹn tròn Với thông điệp mang đến cho khách hàng sự Bình an trong tâm - Nơi lòng hiếu nghĩa được tôn vinh hướng về nguồn cội
✅ Vườn Tượng Phật Công viên Tưởng Niệm Thiên Đức vĩnh hằng viên - nghĩa trang có nhiều tượng Phật nhất miền bắc. Các công trình tâm linh luôn hiện diện tại các quả đồi tại dự án Công viên nghĩa trang Thiên Đức. Vườn Tượng Phật tại Thiên Đức được triển khai thi công ngay từ những ngày đầu công viên đi vào hoạt động. Nơi tưởng nhớ đến Đức Thế Tôn Phật Thích Ca Mâu Ni và 10 đại để tử của Ngài đã mang lại những lợi ích thiết thực cho đời sống con người thông qua những giáo pháp và triết lý mong muốn con người: Thoát Khổ - An Vui - Giải thoát khỏi Luân hồi - An Lạc trong hiện tại.
Video: Các công trình kỳ qua tâm linh tại Công viên Thiên Đức
VƯỜN TƯỢNG PHẬT
CÔNG VIÊN TƯỞNG NIỆM THIÊN ĐỨC - NƠI GIÁ TRỊ HIẾU NGHĨA ĐƯỢC TÔN VINH
Đến với Công viên Tưởng Niệm Thiên ĐứcVĩnh hằng viên, khách hàng sẽ không khỏi ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp rất bình dị. Một không khí thoáng mát, một màu xanh trải dài của cây cỏ, hoa lá. Xa xa các xóm làng với lũy tre xanh, khói lam chiều lẫn trong không gian trầm lắng yên ả, càng khiến lòng người ở đây thấy yên bình, nhẹ nhõm, thanh tịnh.
Vườn Tượng Phật tại Thiên Đức được xây dựng ngay thời kỳ đầu tiên khi triển khai thực hiện dự án. Vườn Tượng Phật được an tọa ngay khu vực đường vào, sau cổngVĩnh Hằng Môn chính là Vườn Tượng Phật. Hai địa điểm này có sự liên kết về ý nghĩa hàm chứa vạn vật trong đó. Khi cổng Vĩnh Hằng Môn là nơi khởi sinh nguồn gốc của Vũ trụ của sự sống vạn vật. Còn Đức Phật là người đã tìm ra các quy luật đó, khi biết rõ sự nhất thể của vạn vật, và con người cũng hiện hữu như là một trung tâm vũ trụ thu nhỏ. Ngài sau khi chứng quả thành Phật đã 45 năm liên tục thuyết pháp giúp con người ra khỏi bờ mê, tùy theo tầng bậc trí tuệ của con người - Ngài đã vận dụng các Pháp linh hoạt để hóa độ cho chúng sinh.
Danh hiệu Đức Phật Thích Ca và các đệ tử:
10 ĐẠI ĐỂ TỰ CỦA ĐỨC PHẬT THÍCH CA.
✅ 1.Ma-Ha-Ca-Diếp: Đầu Đà Đệ nhất, được xem là Sơ tổ Thiền tông Ấn Độ; ông là người yêu cầu mở đại hội kết tập kinh điển lần đầu tiên của Phật giáo.
✅ 2.Mục-Kiền-Liên:Thần thông Đệ nhất, hay đi đôi với Xá-Lợi-Phất; sau khi xuất gia được 7 ngày ông đã đoạn trừ hết các lậu hoặc, chứng quả A-la-hán.
✅ 3.Phú-Lâu-Na: Thuyết Pháp Đệ nhất.
✅ 4. Tu-Bồ-Đề:Giải Không Đệ nhất. Tu-bồ-đề thường xuất hiện trong kinh điển hệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
✅ 5. Xá-Lợi-Phất:Trí huệ Đệ nhất, đệ tử quan trọng nhất của Phật trong các kinh Tiểu thừa; trước khi xuất gia, ông là một luận sư nổi tiếng trong giáo đoàn Bà-la-môn.
✅ 6. La-Hầu-La:Mật hạnh Đệ nhất, ông cũng là người con duy nhất của Thái tử Tất-đạt-đa (sau này thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni).
✅ 7. A-Nan-Đà: Đa văn Đệ nhất, người "nghe và nhớ nhiều nhất", được xem là Nhị tổ Thiền tông Ấn Độ. A-nan-đà hay được trình bày trong tranh tượng đứng bên cạnh Phật cùng với Ma-ha-ca-diếp; tuy là Đa văn Đệ nhất nhưng sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn ông mới chứng quả A-la-hán rạng sáng ngày kết tập kinh điển đầu tiên.
✅ 8. Ưu-Bà-Li:Giới luật Đệ nhất:
✅ 9. A-Na-Luật: Thiên nhãn Đệ nhất.
✅ 10. Ca-Chiên-Diên: Biện luận Đệ nhất.
ĐỨC PHẬT CÓ 10 DANH HIỆU. VẬY 10 DANH HIỆU ĐÓ ĐƯỢC HIỂU THẾ NÀO?
Là người con Phật, chúng ta cần phải biết về danh xưng của Đức Phật để phát khởi tâm rung động chí thành khi nghe danh hiệu Ngài và trưởng dưỡng niềm tin sâu sắc vào bậc Thầy gốc của tất cả chúng sinh ở cõi Ta bà. Hiểu về 10 danh hiệu của Đức Phật để trong từng phút giây của cuộc sống, chúng ta mới có thể dâng niềm tri ân lên Ngài và tin rằng Đức Phật chưa từng vắng bóng. Ngài vẫn tiếp tục trở lại với cuộc đời này dẫn dắt chúng sinh đi đến bến bờ giác ngộ. Chúng ta phát nguyện nương tựa Ngài, trong ánh từ quang của Ngài để cuối cùng trở về với Đức Phật trong mỗi người.
✅ 1. NHƯ LAI: Trong hồng danh này, từ “Như” có nghĩa là bất động, bất biến, không thay đổi, từ “Lai” có nghĩa là đến. Như Lai có nghĩa là tuy Đức Phật đến với cuộc đời nhưng Ngài không hề rời tự tính bất động, luôn an trụ trong tâm bất động, bất biến, không thay đổi, song vẫn thường đến với cuộc đời để thực hiện vô vàn thiện hạnh lợi ích chúng sinh. Cuộc đời ngũ trược ác thế này nhưng không có gì khuấy động được tâm Ngài, cũng như Ngài vẫn an trụ trong tự tính tâm, vẫn thực hiện vô số công hạnh lợi ích đến tất cả mọi người, mọi loài. Kinh có nói: “Vào đời không rời tự tính. Nhập thế không rời Niết bàn”. Nên Đức Phật hằng "Như" mà vẫn vẫn thường “Lai”, không phải một lần, Ngài đến với cuộc đời rất nhiều lần, tái sinh liên tục, nhưng đời nào kiếp nào Ngài cũng an trụ trong tự tính bất động của Ngài. Đối với Ngài, Như Lai – Lai Như luôn luôn có mặt trong nhau.
✅ 2. ỨNG CÚNG:Trong hồng danh này, “Ứng” có nghĩa là tương ứng hay ứng hợp, “Cúng” có nghĩa là cúng dàng. Như vậy, Ứng Cúng có nghĩa là bậc xứng đáng được thọ nhận cúng dàng. Vì Đức Phật có A Tăng Tỳ kiếp tu hành các thiện hạnh, nên sự viên mãn từ bi, trí tuệ và phẩm hạnh của Ngài cũng giống như ruộng phước điền phì nhiêu màu mỡ, hạt giống công đức cúng dàng sẽ dễ nảy mầm, đơm hoa kết trái, ứng theo những mong nguyện tâm thành của chúng sinh khi dâng phẩm vật mà được tùy nguyện viên mãn.
Về việc cúng dàng đức Phật, điều quan trọng không phải là phẩm vật nhiều hay ít mà bạn phải có tâm chí thành. Kể cả khi bạn không có đủ điều kiện kinh tế, chỉ một đóa hoa cúng Phật với tâm thành kính thuần khiết cũng sẽ giúp bạn tích lũy công đức rất lớn.
✅ 3.CHÍNH BIẾN TRI:Trong hồng danh này, “Tri” là cái thấy biết, là trí tuệ. “Chính biến” tức là cái biết chân chính. Cái biết của Đức Phật được gọi là chân chính vì Ngài đã giác ngộ được chân lý, tất cả quy luật trên thế gian, ví dụ quy luật về vô thường, quy luật nghiệp… Những quy luật này dù đã có từ muôn thủa nhưng không ai nhận ra cho đến khi đức Phật khai thị thuyết giảng.
✅ 4. MINH HẠNH TÚC:Trong hồng danh này chữ “Minh” có nghĩa là trí tuệ, “Hạnh” là phúc đức (Được tạo ra từ Tâm - nằm trên pháp Hành động - mỗi hành động đều tạo ra niềm vui cho mình, cho người, cho chúng sinh, và chuyển sang Hạnh - khi đó có Hạnh mới có Phúc, có Phúc mới có Phần) và “Túc” là đầy đủ. “Minh Hạnh Túc” là một bậc thầy đầy đủ trí tuệ và phúc đức. Trí tuệ Đức Phật có khả năng thấu suốt được tất cả chân lý, sự thật. Từ trí tuệ đó, Ngài tận tình cứu khổ, chia sẻ giáo pháp, giúp đỡ cho chúng sinh thoát khổ nên đây chính là phúc đức.
✅ 5. THIỆN THỆ: “Thiện” là khéo, “Thệ” là đi trong ba cõi, nên Thiện Thệ là một bậc khéo đi trong ba cõi. Chúng sinh theo nghiệp lực, bị đẩy vào cõi nào là bị trói buộc trong cõi đó. Đức Phật tuy thị hiện đản sinh trong cuộc đời khổ não ác trược nhưng Ngài không hề bị trói buộc mà hoàn toàn tự tại đi lại trong ba cõi. Vì thế, chúng ta tán thán Ngài là Thiện Thệ, tức là một bậc đi trong ba cõi nhưng không bị ràng buộc.
✅ 6. THẾ GIAN GIẢI: Thế Gian Giải có nghĩa là bậc hiểu biết trọn vẹn về các cõi thế gian - ba cõi Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Cõi Dục giới bao gồm địa ngục, ngã quỷ, súc sinh, người, A tu la và trời Dục giới. Cõi Sắc giới là cõi trời dành cho những vị tu tập tứ thiền (sơ, nhị, tam, tứ thiền). Cõi Vô sắc giới là cõi trời dành cho những vị tu tập tứ không (không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ). Đức Phật hiểu biết trọn vẹn, ngọn ngành của nhân quả, thấu suốt ba cõi cho nên gọi Ngài bậc Thế Gian Giải.
Ngài hiểu rằng để có thể tái sinh trong cõi Người, chúng ta phải trì giữ năm giới (không sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu). Ngài thấy sát sinh hại vật, sân hận, thù địch sẽ bị đọa xuống Địa ngục; keo kiệt, ky bo chấp thủ là nhân của Ngã quỷ; vô minh, sống bản năng, ham ăn ham ngủ, sống không cần biết đến ai sẽ bị đọa làm Súc sinh; làm các việc thiện lành bằng tâm kiêu căng, nhân ngã, danh vọng, sinh vào A-tu-la; làm các việc thiện lành bằng tâm hoan hỉ sẽ tái sinh lên cõi Trời. Vì đã thấu suốt ngọn ngành, nhân quả của mỗi cõi và mỗi chúng sinh nên Đức Phật được tôn xưng là bậc “Thế Gian Giải”.
✅ 7. VÔ THƯỢNG SĨ:Danh hiệu này gồm hai phần. “Vô Thượng” có nghĩa là không có gì hơn. “Sĩ” tức là với nội đức tu tập từ bên trong, tích góp thiện hạnh từ nhiều đời, nên tự nơi Đức Phật tỏa ra được từ trường thanh cao, an bình, thoát tục, thoát khỏi tám mối bận tâm thế gian (đó là: mong được lợi lộc, lo sợ thua thiệt, mong được lạc thú, lo sợ khổ đau, mong được lừng danh, lo bị ghét bỏ, mong được ngợi khen, lo bị quở phạt). Đức Phật là bậc trí tuệ toàn tri, thấu đạt vạn pháp nên chúng ta tôn xưng Ngài là “Vô Thượng Sĩ”.
✅ 8. ĐIỀU NGỰ TRƯỢNG PHU:Trong danh hiệu này, “Điều ngự” là khả năng điều phục và chế ngự. “Trượng phu” để chỉ những bậc quân tử, hào hiệp, hành xử với tâm hy sinh mình cho mọi người, luôn thấy khổ cứu khổ, thấy những điều tai ương chướng mắt là sẵn sàng xả thân để trợ giúp.
Đức Phật không chỉ tự điều phục và chế ngự tâm mình mà Ngài có thể khéo điều phục và chế ngự được tất cả chúng sinh, kể cả chúng sinh khó điều ngự nhất, nên được tán thán là bậc “Điều Ngự Trượng Phu”.
✅ 9. THIÊN NHÂN SƯ: Danh hiệu này có nghĩa là bậc Đạo sư của cõi Trời Dục giới và cõi Người. Chỉ có loài người mới đủ trí tuệ để tôn thờ Ngài là bậc Thầy và theo được con đường giáo hóa của Ngài. Mặc dù Đức Phật thương xót chúng sinh trong các Cõi Địa ngục, Ngã quỷ, Súc sinh, A-tu-la như con đỏ, tuy nhiên do nghiệp chướng chúng sinh của các cõi này không đủ trí tuệ để hiểu được giáo pháp và thực hành theo giáo pháp của Ngài. Còn cõi Trời khác như cõi không vô biên xứ, vô sắc, không có thân thể vật chất, chúng sinh nơi đó ở trong một trạng thái tâm biến dịch, chìm trong trạng thái hỷ lạc trong thời gian dài hàng tỷ kiếp, mê đắm đến mức chư Phật ra đời họ không biết, chư Phật tịch họ cũng không hay, đến khi hết phúc đức lại bị đọa trở lại ba cõi dưới. Bởi vậy việc sinh vào cõi Trời trường thọ được coi là một đại nạn trong bát nạn. Chúng sinh trong cõi trời Sắc giới cứ mải mê trong thiền định, không có phúc. Chỉ có cõi trời Dục giới mới biết đến Phật vì khi Phật đản sinh bao giờ cũng có lục chủng chấn động: địa đại, hư không, rồi tiếng sấm... rung động cả cõi trời Dục giới. Chư Thiên nơi đấy có thể biết rằng một bậc Thế tôn Giác ngộ đã ra đời để hướng nguyện được đỉnh lễ học Pháp với Ngài. Cõi trời Dục giới bởi vậy có phúc so với các cõi Trời khác, nơi chúng sinh mê đắm trong niềm vui của thiền định nên họ không biết và không thể đến được cõi của Đức Phật.
✅ 10. PHẬT THẾ TÔN: Sự giác ngộ của Phật gồm ba cấp độ: tự giác, giác tha, giác hành viên mãn. “Tự giác” có nghĩa là tự mình giác ngộ, Ngài đã thấy và thực chứng được tất cả thân tâm cảnh đều là hư vọng, nhận ra được sự giả tạm, vô thường, như huyễn của vạn pháp, nhận thức được quy luật về nghiệp và nhân quả, bản chất Phật tính ở nơi mình. “Giác tha” có nghĩa là đem sự giác ngộ của mình đi chia sẻ với mọi người, là phần hành để viên mãn tự giác. “Giác mãn” nêu biểu phẩm chất nhất như của thực hành với lý thuyết, phần sự và phần lý tương ưng không lệch. Chỉ khi “giác mãn” chúng ta mới có đầy đủ năng lực, trí tuệ mới được vẹn toàn viên mãn. Danh hiệu Thế Tôn tức là thế gian tôn xưng, cung kính Ngài là một bậc tôn quý trên thế gian bởi các năng lực tự giác, giác tha, giác hành viên mãn.
Giải thích danh hiệu: NAM-MÔ BỔN SƯ THÍCH-CA MÂU-NI PHẬT
- Nam-Mô: có 6 ý nghĩa sau: kính lễ, quy y, phụng thờ, cứu ngã, độ ngã, quy mạng. Trong đó từ: Kính lễ, Quy Y (Quy: còn được hiểu là "Quay về": Y: được hiểu là "Nương tựa") và Quy Mạng là ba từ thường dùng nhất.
- Bổn Sư: Bổn: nghĩa là căn nguyên, đầu tiên, cội nguồn. Sư:nghĩa là thầy dạy học.
- Thích Ca (Sakya): là tiếng Phạn, Tàu dịch là Năng Nhơn: Năng là năng lực, Nhơn là từ bi, nghĩa là nhân từ. (Dòng họ Thích Ca của Đức Phật)
- Mâu-Ni(Muni) nghĩa là Tịch Mặc: Tịch là yên lặng, không bị khổ vui làm động tâm. Mặc là lặng lẽ, không bị phiền não khuấy rối, độ mình độ người, công đức đầy đủ. Tịch Mặc được hiểu là thanh tịnh. Hay hiểu theo nghĩa khác là dòng tu khổ hạnh.
- Phật:dịch là Giác hoặc Trí. Nói cho đúng tiếng Phạn là Buddha (Phật-đà). (Tại Việt Nam có nơi gọi là BỤT). Người Trung Hoa dịch nghĩa là Giác Giả (bậc đã giác ngộ, sáng suốt hoàn toàn). Giác có ba bậc:
+ Tự giác:Nghĩa là tự giác ngộ hoàn toàn do phước huệ và công phu tu hành, khác với phàm phu là những người còn mê muội, bị luân hồi trong cõi trần lao, khổ ải.
+ Giác tha:Nghĩa là mình đã giác ngộ, lại đem phương pháp giác ngộ ấy dạy cho những người tu hành được giác ngộ như mình.
+ Giác hạnh viên mãn: Nghĩa là giác ngộ hoàn toàn đầy đủ cho mình và cho người. Những bậc Bồ-tát, tuy đã giác ngộ cho mình và cho người, nhưng công hạnh chưa viên mãn, nên chưa gọi được là “Giác hạnh viên mãn”. Chỉ có Phật mới được gọi là Giác Hạnh Viên Mãn.
- Chữ Phật là một danh từ chung để gọi những bậc đã tự giác, giác tha và giác hạnh viên mãn, chứ không phải là một danh từ riêng để gọi một người nào nhất định. Ai tu hành được chứng quả như đã nói trên đều được gọi là Phật cả.
- Do đây mà biết nhân từ cùng thanh tịnh là đức năng vốn đầy đủ trong tự tánh của chúng ta. Danh từ này, nhà Nho gọi là “nhân chi sơ tánh bổn thiện”, nhà Phật gọi là “Phật tánh”. Khi bước chân đến chùa đối diện hình tượng Ngài, niệm danh hiệu Ngài, lễ lạy Ngài, chúng ta phải tự hỏi lại bản thân của mình xem đã làm được một phần nhỏ hạnh nguyện nào giống với Ngài chưa? Khi đối người, đối sự, đối vật, chúng ta có dùng lòng từ bi không? Đối với bản thân mình có thanh tịnh không? Có bị tám thứ gió (khen, chê, lợi, suy, vui, khổ, vinh, nhục) làm tâm bất an xao động không? Nếu không, tức là thanh tịnh đối với bản thân của mình.
Công viên Tưởng niệmThiên Đức trân trọng kính mời Qúy khách đến tham quan Vườn Tượng Phật và thưởng ngoạn phong cảnh nên thơ hữu tình tại Thiên Đức: ngắm hồ Lục Thủy xanh mát bốn mùa, vui đùa cùng vịt trời, cá lội tung tăng trong hồ, ngắm hoa tam giác mạch, sắc tím hoa ban, nét trắng tinh khôi của những bông bưởi thơm nghe lòng bối rối …cùng các bức Đại tượng Phật độc đáo do đôi bàn tay vàng của nhà điêu khắc Thụy Lam tạo tác.
Các chuyến tham quan MIỄN PHÍđược Thiên Đức tổ chức vào thứ 7 và chủ nhật hàng tuần. Tất cả các chi phí di chuyển từ Hà Nội đều do Thiên Đức đài thọ. Để đăng ký tham quan MIỄN PHÍ công viên Tưởng niệm Thiên Đức, kính mời Qúy khách.
✅ Quý khách có thể liên hệ Hotline: 0985859972 - 091 858 9466 Ms Nguyễn Hồng Vân - để được hỗ trợ về thông tin Công viên Thiên Đức.
(Cảnh quan chung Công viên Tưởng Niệm Thiên Đức)
Video: Trải nghiệm khách hàng thăm quan Công viên Thiên Đức
(Công viên Tưởng Niệm Thiên Đức với thông điệp mang lại cho khách hàng sự Bình An trong Tâm - Nơi lòng Hiếu Nghĩa được Tôn vinh - Hướng về Nguồn Cội)
Nguồn: CÔNG VIÊN TƯỞNG NIỆM THIÊN ĐỨC - NƠI HIẾU NGHĨA VẸN TRÒN
----------
✅ CHÍNH SÁCH KHÁCH HÀNG
✔ Ưu đãi ĐẶC BIỆT - chính sách Thiên Đức - Vị trí VIP - Liên hệ ngay: 09 85 85 99 72 để biết thêm thông tin chi tiết.
✔ Hệ thống chăm sóc khách hàng 24/7 + Tư vấn khách tại nhà riêng bằng công nghệ 3D - 4D Thực tế ảo.
✔ Xe ô tô đón khách theo đoàn tại Hà Nội Miễn phí + Được yêu cầu nhân viên phục vụ riêng.
✔ Điểm tâm Sáng, Chiều Miễn phí + Bữa trưa tại nhà hàng trong Công viên Thiên Đức - Miễn Phí.
✔ Xe điện đưa đón khách hàng thăm quan trong dự án - Miễn Phí.
✔ Nước uống tại các khu dịch vụ trong suốt hành trình - Miễn Phí.
✔ Thiết kế Khuôn viên Miễn Phí + Hỗ trợ Tư vấn Tang Lễ + Hỗ trợ Tư vấn Phong Thủy.
✔ Cung cấp Thông tin, Email, tặng Catalog hình ảnh giới thiệu Thiên Đức.
✔ Website này là một Kênh thông tin hỗ trợ cho Dự án: CÔNG VIÊN TƯỞNG NIỆM THIÊN ĐỨC.
------------
✅ ĐẾN VỚI CÔNG VIÊN TƯỞNG NIỆM THIÊN ĐỨC - QUÝ KHÁCH CÓ NHIỀU SỰ LỰA CHỌN.
✔ Giá thành được niêm yết công khai, nhiều cung bậc phù hợp theo nhu cầu của khách hàng
✔ Nhiều hạng mục công trình Phúc lợi, Tâm Linh phục vụ tín ngưỡng văn hóa Việt
✔ Nhiều khu vực dịch vụ Nghỉ ngơi, Thư giãn, phục vụ các gia đình thăm viếng
✔ Các vị trí khuôn viên, diện tích phù hợp mọi nhu cầu, hình thức an táng
✔ Chất lượng đất - Lõi - Liền Thổ - Cấu tạo triệu năm - "Thái Cực Biên Huân" - Đất Ngũ Sắc, tơi, xốp, thơm, tụ thủy
✔ Vị trí khuôn viên đáp ứng 70% - theo thế đất Tựa Sơn - Đạp Thủy
✔ Có dịch vụ thăm quan phong thủy bằng thuyền - xem vị trí đất len lỏi quanh các khu đồi.
✔ Được tư vấn viên chăm sóc, hướng dẫn, giải thích cụ thể từng thắc mắc của khách hàng.
✔ 100% xe ô tô điện phục vụ Free tại dự án. 70% Vị trí ô tô của khách đỗ tại cửa khuôn viên.
✔ Điểm tâm Sáng, Trưa, Chiều - Miễn Phí - Có dịch vụ, Set Menu phục vụ riêng theo yêu cầu.
✔ Có khu vực vui chơi dành riêng cho trẻ em, khu nghỉ qua đêm và khu vực biệt thự riêng dành cho gia đình.
✔ Được thăm quan các khuôn viên mộ phần mẫu điển hình, và khu vực Mộ đá Granit Nhập khẩu phong cách Nhật Bản
✔ Được hỗ trợ tư vấn thiết kế theo đúng ý tưởng, nguyện vọng của gia đình - Miễn phí
✔ Hồ sơ, thủ tục nhanh gọn, thuận tiện. Đặt lịch riêng phục vụ từng gia đình.
✔ Thăm quan Đài Hóa Thân Hoàn Vũ Thiên Đức và các dịch vụ Hỏa táng nguyên xương, lưu trữ tro cốt và các dịch vụ khác.
✔ Quý khách chỉ cần ra đầu bài, chuyên viên tư vấn sẽ hỗ trợ tối đa các giải pháp, phù hợp nhất, tối ưu nhất, giá trị nhất.
-----------