0985.85.99.72
1
Bạn cần hỗ trợ?

TRỌN BỘ VĂN KHẤN VÀ MÂM CÚNG LỄ VU LAN - RẰM THÁNG 7 - 2023

✅Lễ Vu lan năm 2023 vào Thứ 6, ngày 30/08/2023 (15/7 AL) - Lễ Vu lan được tổ chức vào ngày rằm tháng 7 hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên. Tưởng nhớ không chỉ ở mâm cao, cỗ đầy, mà ở thái độ, lương tâm của mỗi người và nhắc nhở mọi người biết yêu thương trân trọng những gì mình đang có .
1. Ý NGHĨA MÙA VU LAN (15/7 HÀNG NĂM)
Lễ Vu lan năm 2023 diễn ra vào Thứ 6, ngày 30/08/2023 (15/7 Âm lịch)
Một trong những ngày lễ lớn của Phật giáo đã sớm chuyển mình thành ngày lễ có ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam, đó là ngày Lễ Vu Lan.
Lễ vu lan mang một ý nghĩ lớn là báo ân cha me, đồng thời còn bao hàm ý nghĩa tìm về cội nguồn, là biết ơn và báo ơn. Tư tưởng ấy hoàn toàn phù hợp với tư duy hiền hậu chất phác của người Việt Nam: "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Nếu người Tây Phương tự hào về ngày "Mother's Day", "Father's Day" truyền thống của họ thì người Việt Nam nói chung, cũng có niềm tự hào không kém về ngày lễ Vu Lan của mình.
 

Đạo làm con đối với cha mẹ là sớm thăm tối viếng, quạt nồng ấp lạnh, chăm sóc cha mẹ khi tuổi già sức yếu…
đó mới là điều đáng trân trọng của chữ Hiếu.

2. CÁCH CÚNG LỄ VU LAN BÁO HIẾU TRUYỀN THỐNG
Ngày cúng Vu Lan là ngày con cái tưởng nhớ tới công lao sinh thành của cha mẹ. Tưởng nhớ không phải ở chỗ mâm cao, cỗ đầy, mà ở thái độ và lương tâm của mỗi con người.
Ngày lễ Vu Lan, mỗi gia đình nên lên chùa làm lễ Vu Lan, cầu siêu tỏ lòng báo hiếu với ông bà tổ tiên. Sau đó, nên làm một mâm cơm thắp hương lên bàn thờ phật và bàn thờ gia tiên.
Còn việc làm mâm cúng cô hồn chưa siêu thoát nên làm vào chiều tối. Mâm lễ cúng cô hồn nên đặt ngoài sân. Ngoài ra, các gia đình có thể làm lễ cúng cô hồn tại chùa. Việc cúng Vu Lan báo hiếu tại tư gia nên thực hiện theo các khóa lễ sau: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên.
Mục đích của việc cúng lễ là để cầu an và cầu siêu cho các vong linh, từ đó giúp cho con cháu được Bình An trong tâm, có trí tuệ để tạo ra cuộc sống an lành, hạnh phúc.

2.1. Thứ tự các bước cúng Lễ vu lan:
Thứ tự như sau : Cúng Phật --> Cúng thần linh và gia tiên --> Cúng cô hồn (hay cúng chúng sinh).

2.2. Giờ chuẩn cúng lễ Vu Lan:
Lễ Vu Lan là buổi lễ để cầu siêu, báo hiếu cho ông bà, cha mẹ, nên được làm vào buổi sáng. Nếu gia đình theo Phật Giáo, bạn hãy làm lễ ở chùa trước, sau đó về nhà làm lễ thắp hương tưởng nhớ tới gia tiên, cửu huyền thất tổ.
 

2.3. Cúng Phật lễ vu lan:
* Sắp một mâm cỗ chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà. Khi cúng, tốt nhất là đọc một khóa kinh (Kinh Vu Lan) để hiểu rõ về ngày này, hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh. Kinh Vu Lan khá dài thuộc thể thơ song thất lục bát nên đọc cũng nhanh.
* Hoa cúng Phật: Hoa sen, Hoa mẫu đơn, Hoa cúc đồng tiền, Hoa cúc vàng, Hoa huệ.
* Mâm cỗ chay thờ Phật: Sau đây là một số món ăn chay gợi ý, gia chủ có thể chọn từ 6-10 món.
- Xôi trắng/Xôi gấc/Xôi đỗ xanh/Xôi vò hạt sen/Xôi ngô cốt dừa/Xôi lạc/Xôi ngũ sắc/Cơm trắng.
- Giò, chả chay kho/Chả quế chay/Cả đậu xanh chay/
- Nem chay/Nem hoa quả/Nem rau nấm
- Nộm rau củ/Gỏi chuối ngó sen/Miến trộn chay/Salad rau củ/Gỏi bưởi chay/
- Bông thiên lý xào/Mì xào chay/Miến xào rau củ/Bò chay xào xả ớt/Ngô ngọt xào dầu hào.
- Rau cải trần nấm/Đậu bắp luộc/Đậu que luộc/
- Canh nấm/Canh rau củ/Canh bóng nấu chay/Canh súp lơ cà rốt/Canh chua nấu nấm/Canh bí đỏ
- Cải thìa sốt nấm hương/Đậu hũ non sốt nấm/Nấm sốt Teriyaki
- Chè đậu trắng/Chè bưởi/Bánh bí đỏ nhân đậu xanh cốt dừa
 

Mâm cỗ chay dâng cúng Phật ngày lễ Vu lan - Rằm tháng 7
 
2.4 Cúng thần linh và gia tiên:
* Lễ cúng gia tiên nên có một mâm cơm, có thể là món mặn, có thể là món chay tùy vào hoàn cảnh và căn cơ của người đang sống. Mâm cúng gia tiên thường sẽ là cỗ mặn và thường kèm theo hoa quả, do đó, có thể nói là “trên chay dưới mặn”, tức nghĩa là hoa quả ở trên dưới là cỗ mặn. Món ăn không bắt buộc theo quy tắc nào cả, tùy điều kiện gia đình hoặc là các món ngày xưa ông bà tổ tiên thích.
* Hoa cúng : Các loại hoa được ưu tiên lựa chọn trong ngày này là hoa sen, hoa ngọc lan, hoa cúc vàng, hoa mẫu đơn, hoa hồng.
* Mâm cỗ Cúng gia tiên thần linh: Sau đây là một số gợi ý, gia chủ có thể chọn từ 5-8 món.
- Gà ta luộc/Thịt heo quay
- Giò lụa/Giò bò/Chả quế/Chả cá
- Tôm hấp/Tôm chiên xù/Mực chiên giòn
- Thịt bò xào/Thịt bò lúc lắc/Thịt bê xào lăn/Sườn xào chua ngọt
- Xôi vò/Xôi gấc/Xôi đỗ xanh/Xôi dừa/Bánh chưng
- Nem rán/Nem nấm/Nem hải sản/Nem chua rán.
- Canh rau củ thập cẩm/Canh nấm mọc/Canh sườn bí đao/Canh măng/Canh bóng/Canh khoai tây cà rốt/
-  Nộm gà xé phay/Nộm đu đủ bò khô/Nộm hoa chuối/Nộm đu đủ/Nộm dưa chuột/
 

Mâm cỗ  mặn dâng cúng Thần linh và Gia tiên ngày lễ Vu lan - Rằm tháng 7

2.5. Cúng chúng sinh (cúng cô hồn):
* Đây là hoạt động tâm linh nhằm giúp đỡ những linh hồn cơ nhỡ, không nơi nương tựa thoát cảnh đói rét. Đồng thời, gia chủ có thể xin thần linh đừng quấy phá đất đai và công việc làm ăn của gia đình mình. Bên cạnh đó, cũng chúng sinh cũng là cách tích phước cho gia đình và bản thân.
* Thời gian: Có thể cúng từ ngày mùng 1 đến trước ngày 15 tháng 7 (âm lịch)
Dân gian tin rằng chiều tối là thời điểm các linh hồn đang trên đường trở về địa ngục nên cũng là thời điểm tốt nhất để cúng chúng sinh. Ngoài ra, nếu gia chủ thực hiện cúng vào buổi sáng sẽ khiến cho các cô hồn không dám lại gần và việc cúng cô hồn sẽ không được suôn sẻ.
* Mâm cỗ Cúng chúng sinh :
- 01 đĩa trái cây (5 loại trái cây, 5 màu sắc)
- 01 bình hoa:
- 01 đĩa gạo
- 01 đĩa muối trắng
- Nước lọc
- Ngô, khoai, sắn luộc
- Bỏng, kẹo, bánh, bim bim…
- 12 Bát cháo nhỏ nấu loãng
- 12 thanh đường thẻ hoặc Mía để nguyên vỏ và cắt khúc 10-15cm
- Tiền vàng mã (15 lễ trở lên) , quần áo chúng sinh bằng giấy (20-50 bộ) thường được xếp tròn quay 4 phương 8 hướng bên dưới (bên trên bày đồ lễ)
- Tiền mặt, mệnh giá nhỏ.\
- 03 cây nhang
- 02 ngọn nến.
(Gạo, muối, cháo, không cần nhiều. Nhờ có chú biến thực là đã biến hoá được hàng hà sa số thực phẩm- Theo Sư Ông Thích Thông Bửu , cô hồn rất thích bắp rang và mía )
 

Tiền vàng mã, quần áo chúng sinh bằng giấy được xếp tròn quay 4 phương 8 hướng 
 
* Một số lưu ý khi tổ chức mâm cúng chúng sinh :
- Mâm cúng chúng sinh phải được đặt ngoài trời. Tuyệt đối không đặt trong nhà .
- Đặt lễ cúng trước mặt nhà hoặc là trước cửa hàng kinh doanh buôn bán để các vong hồn có thể dễ dàng nhận được lễ vật.
- Các lễ vật cúng chúng sinh là để ban phát, do đó gia đình không nên sử dụng và cũng không nên đem vào trong nhà. Nếu có thể gia đình có thể cho những người khốn khó xung quanh nhà của mình là tốt nhất.
- Phải đợi đến khi nhang tàn hết mới được đem đi hóa vàng mã. Ngay sau đó phải rải gạo và muối ra xung quanh.
- Cúng chúng sinh vào giờ chiều tối là thích hợp nhất bởi đây là khoảng thời gian âm khí vượng, các vong hồn có thể dễ dàng đến để nhận lễ vật.
- Lễ cúng chúng sinh nên chuẩn bị lễ vật chay bởi tương truyền rằng khi các vong hồn dùng lễ vật mặn dễ làm nảy sinh các ham muốn xấu xa, tính ác dễ nổi lên gây hại đến sức khỏe và sự bình an của gia đình mình.
- Trong lễ cúng chúng sinh không cho phép trẻ em hay phụ nữ có thai tham gia bởi những đối tượng này dễ bị các vong hồn quấy rối và trên chọc.
- Trong quá trình tổ chức lễ cúng chúng sinh, cấm tuyết đối bất kỳ thành viên của gia đình ăn vụng bởi đây là điều cấm kỵ.
 

Mâm cúng chúng sinh được đặt ngoài trời và cúng vào buổi chiều

3. TỔNG HỢP CÁC BÀI VĂN KHẤN RẰM THÁNG 7
3.1. Văn khấn cúng lễ Phật (Tại Chùa) :

* Khi cúng, tốt nhất là đọc một khoá kinh - Kinh Vu Lan - để hiểu rõ về ngày này, hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh. Kinh Vu Lan khá dài nhưng thuộc thể thơ song thất lục bát nên đọc cũng nhanh (Ngày rằm tháng 7, Kinh Vu lan thường được nhà chùa chuẩn bị sẵn ở Chùa để mọi người cùng tụng). Xem Kinh vu lan tại đây  
* Văn khấn cúng lễ Phật:
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Hôm nay là ngày….. tháng….. năm………… Tín chủ con là ………………….. Ngụ tại………………… Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi chùa. Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan Âm Đại sỹ, cùng hiền Thánh Tăng.
Đệ tử lâu đời lâu kiếp Nghiệp chướng nặng nề Nay đến trước Phật đài, Thành tâm sám hối Thề Tránh điều dữ Nguyện làm việc lành, Ngửa trông ơn Phật, Quán Âm Đại sỹ, Chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long Bát bộ, Hộ pháp Thiên thần, Từ bi gia hội.
Cúi xin các vị phù hộ cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an vui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đáo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp. Đặng xin cứu độ cho các bậc Tôn Trưởng cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
 

3.2. Văn khấn cúng lễ Phật (Tại gia) :
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.
Hôm nay là ngày …. tháng Bảy… năm ……
Tín chủ chúng con là… Ngụ tại… Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mới ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.
Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám. Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội. Chúng con đội ơn Tam Bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng che chở, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền báo. Do vậy kính dâng lễ bạc, giãi tỏ lòng thành, nguyện mong nạp thụ. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình luôn mạnh khỏe, già trẻ bình an, một lòng hướng về chính đạo, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
 

3.3. Văn khấn cúng thần linh tại gia Rằm tháng Bảy
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con Kính lạy: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản xứ này.
Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm .... (Quý Mão)
Tín chủ chúng con tên là: … ngụ tại nhà số …., đường …., phường (xã) …., quận (huyện) …, tỉnh (thành phố) …. thành tâm sắm sửa hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, soi xét chứng giám. Nay gặp lễ Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội, chúng con đội ơn Tam bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng chở che, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền đáp. Do vậy, chúng con kính dâng lễ bạc, bày tỏ lòng thành, nguyện xin nạp thọ, phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình chúng con, người người khỏe mạnh, già trẻ bình an hương về chính đạo, lộc tài vương tiến, gia đạo hưng long.
Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
 
 3.4. Văn khấn cúng Tổ tiên ngày rằm tháng 7:
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư vị Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Tổ tiên nội ngoại và chư vị Hương linh
Tín chủ (chúng) con là:.................................... Ngụ tại:.........................................................
Hôm nay là ngày Rằm tháng 7 năm .............nhân gặp tiết lễ Vu Lan vào dịp Trung Nguyên, chúng con nhớ đến Tổ tiên ông bà cha mẹ đã sinh thành ra chúng con gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức.
Chúng con cảm nghĩ ơn đức cù lao khôn báo, cảm công trời biển khó đền nên tín chủ con sửa sang lễ vật, hương hoa, trà quả, kim ngân, vàng bạc, thắp nén tâm hương,thành tâm kính lên các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Bá Thúc, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ............., cúi xin các vị thương xót cháu con, linh thiêng hiện về, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu mạnh khoẻ bình an, lộc tài vượng tiến, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long, hướng về chính giáo.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
 
 
3.5. Văn khấn cúng chúng sinh (hay còn gọi cúng thí thực cô hồn) tại gia :
Nam mô A Di Đà Phật!  (3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con lạy Đức Phật Di Đà. Con lạy Bồ Tát Quan Âm.Con lạy Táo Phủ Thần quân Phúc đức chính thần.
Tín chủ con Tên là:.................................... Vợ/Chồng:............................... Con trai:................................. Con gái:.................................. Ngụ tại:...................................
Tiết rằm tháng 7 sắp thu phân
- Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà
- Âm cung mở cửa ngục ra
- Vong linh không cửa không nhà
- Đại Thánh Khảo giáo A Nan Đà Tôn giả
- Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương
- Gốc cây xó chợ đầu đường
- Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang
- Quanh năm đói rét cơ hàn
- Không manh áo mỏng, che làn heo may
- Cô hồn nam bắc đông tây Trẻ già trai gái về đây họp đoàn
- Dù rằng: chết uổng, chết oan
- Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu
- Chết tai nạn, chết ốm đau 
- Chết đâm chết chém chết đánh nhau tiền tình
- Chết bom đạn, chết đao binh 
- Chết vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòi
- Chết vì sét đánh giữa trời
- Nay nghe tín chủ thỉnh mời
- Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau Cơm canh cháo nẻ trầu cau
- Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh
- Gạo muối quả thực hoa đăng
- Mang theo một chút để dành ngày mai
- Phù hộ tín chủ lộc tài
-  An khang thịnh vượng hoà hài gia trung
- Nhớ ngày xá tội vong nhân
- Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời
- Bây giờ nhận hưởng xong rồi
- Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần
-Tín chủ thiêu hoá kim ngân
- Cùng với quần áo đã được phân chia

Biến thực chân ngôn: Nam mô tát phạ đát tha nga đá phả rô chỉ để ám tam bạt ra tam bạt ra hồng. (3 lần)
Biến thủy chân ngôn: Nam mô tô rô bà ra đát tha nga đá ra đát điệt tha án tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô sa bà ha. (3 lần)
Phổ cúng dường: Án nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhật ra hồng. (3 lần)
Nguyện cho các vong linh
Được thọ thực no đủ
Nghe kinh giác ngộ Pháp
Sinh lòng kính tín Phật
Nương tựa nơi Tam Bảo Tu hành cầu thoát khổ
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
 
3.6. Văn khấn cúng phóng sinh Nhân ngày rằm tháng 7
* Có thể phóng sinh chim, cá, tôm, cua v.v, tuyệt đối không phóng sinh rùa tai đỏ vì hủy hoại môi trường. Việc phóng sinh này tùy theo tín tâm và điều kiện của mỗi gia đình Phật tử, không bắt buộc.
* Văn khấn cúng phóng sinh:
Chúng sanh nay có bấy nhiêu
Lắng tai nghe lấy những lời dạy răn
Các ngươi trước lòng trần tục lắm
Nên đời nay chìm đắm sông mê
Tối tăm chẳng biết làm lành
Gây bao tội ác, lạc vào trầm luân
Do vì đời trước ác tâm
Nên nay chịu quả khổ đau vô cùng
Mang, lông, mai, vẩy, đội sừng
Da trơn, nhám, láng, các loài súc sanh
Do vì ghen ghét, tham sân
Do vì lợi dưỡng hại người làm vui
Do vì gây oán chuốc thù
Do vì hại vật, hại sanh thoả lòng
Do vì chia cách, giam cầm
Do vì đâm thọc chịu bao khổ hình
Cầu xin Phật lực từ bi
Lại nhờ Phật tử mở lòng xót thương
Nay nhờ Tăng chúng hộ trì
Kết duyên Tam bảo thoát vòng khổ đau
 Hoặc sanh lên các cõi trời
Hoặc liền thức tỉnh về nơi cõi lành
Hoặc sanh lên được làm người
Biết phân thiện ác, tránh điều lầm mê…
Chúng sanh quy y Phật
Chúng sanh Quy y Pháp
Chúng sanh Quy y Tăng… Úm, ngâm ngâm ngâm (3 lần).
 
Nguồn: Sưu tầm
 
XEM THÊM :
- Chữ Hiếu - là làm cho Cha mẹ vui đó chính là Đạo hiếu thảo 
- Ý nghĩa màu hoa cài ngực áo trong ngày Vu lan
-
Phong tục tín ngưỡng
- Phong tục phần âm
- Các bước chuẩn bị và tự bốc bát nhang tại gia



CÔNG VIÊN TƯỞNG NIỆM THIÊN ĐỨC - NƠI HIẾU NGHĨA VẸN TRÒN
(Với thông điệp mong muốn mang lại cho khách hàng sự Bình An trong Tâm - Nơi lòng Hiếu Nghĩa được Tôn Vinh - Hướng về Nguồn Cội)
---------------
✅ Quý khách cần tìm hiểu thông tin và đăng ký thăm quan công viên miễn phí.
☎️ Xin liên hệ: Nguyễn Phương Nam - 09 85 85 99 72 - Nguyễn Hồng Vân: 091 858 9466 ( Phục vụ24/24)
☑ Email: namthienducvinhhangvien@gmail.com
☑ Trụ sở chính: Tầng 8 - Tòa nhà Imperial - Số 71 Vạn Phúc - Liễu Giai - Ba Đình - Hà Nội. ☑ Công viên Thiên Đức:  Xã Trung Giáp - Bảo Thanh - Phù Ninh - Phú Thọ.
☑ Website: http://vinhhangvien.com
 
 
 
 
 

Chia sẻ

Bình luận