0985.85.99.72
1
Bạn cần hỗ trợ?

Tết này chúng ta nên đi đâu trước tiên - 12 Lý do bạn nên đi Chùa

✅ Đến chùa, mọi người đều mong ước, nguyện cầu cho gia đình, tổ quốc, nhân loại, chúng sinh được những điều tốt đẹp, đó chính là đang phát tâm thiện, hạnh lành, và chắc chắn bạn sẽ được thiện quả. - Đi chùa sẽ có cơ hội học tập Phật pháp, mở mang trí tuệ, bỏ tà theo chánh, làm tăng trưởng thiện tâm, thăng hoa đời sống tinh thần. Đi chùa ngoài ý nghĩa văn hóa còn có giá trị giáo dục và chuyển hóa rất lớn trong đời sống tinh thần của con người. Chùa viện là nơi lý tưởng nhất để lễ Phật, học giáo pháp, thực hành đời sống đạo đức, thăng hoa đời sống tinh thần, khơi nguồn mạch tâm linh
12 LÝ DO BẠN NÊN ĐI CHÙA
       Dưới đây là những lý do bạn nên đi chùa mà bản thân người viết từng trải nghiệm:
       Trước tiên chúng ta cùng thảo luận về Chùa và các nhà sư để cùng hiểu rõ đạo lý. Để có cùng góc nhìn tích cực       
       CHUYỆN NHÀ SƯ?
      - Tại sao các sư đều mang họ Thích? Vì Đức Phật gốc là Thái tử Tất Đạt Đa của dòng họ Thích Ca
      - Tại sao các sư phải cạo trọc đầu? Vì cạo trọc đầu là không ham làm đẹp, để xả bỏ TÂM SI MÊ
      - Tại sao các sư lại đi xin ăn? Vì xin ăn là việc làm hạ mình trước người khác nhất, để xả bỏ TÂM NGẠO MẠN
      - Tại sao các sư lại chỉ sở hữu 3 y (trang phục), 1 bát (dụng cụ khất thực)? Vì nếu sở hữu nhiều hơn, sẽ muốn nhiều hơn nữa, để xả bỏ TÂM THAM
      - Tại sao các sư luôn sống tuỳ duyên? Vì tuỳ duyên là thuận theo tự nhiên, quy luật vô thường, để xả bỏ TÂM NGHI
      - Tại sao các sư không cần phải thanh minh oan trái? Để xả bỏ tâm Sân (tập tĩnh tâm)
      - Và ai làm được các điều trên chính là Sư, là người truyền chánh Pháp của nhà Phật
      - Chùa là nơi tu học giáo pháp, giáo lý của Đạo Phật, thực hành thiền định, hoàn thiện sửa lỗi bản thân, nơi truyền bá tư tưởng của Đạo Phật. 
      -  Sư không có nghĩa là sống trong chùa, Sư là người hành động như Phật bảo và lan toả CHÁNH PHÁP!
      - Còn chúng ta, con người hãy ứng dụng các hành động đạo đức vào đời sống thường nhật mang lại giá trị tốt đẹp cho cộng đồng và xã hội.




      Cảnh chùa thanh tịnh sẽ khiến cho bạn cảm thấy bình an hơn trước những lo toan, được mất, hơn thua trong cuộc mưu sinh quay cuồng, nghiệt ngã. Là nơi bạn có thể tĩnh tâm suy nghĩ những vấn đề được liệt kê phía trên để hiểu rõ bản chất và có giải pháp chứ không phán xét.

 

 
2. Không gian thanh thoát dễ rũ bỏ phiền não:
       Môi trường, hoàn cảnh bên ngoài có tác động không nhỏ đến tâm trí bạn đó là quy luật cuộc sống. Cuộc sống phố phường xô bồ đầy thị phi, cám dỗ khó có thể rũ bỏ những phiền não, trên thực tế phiền não chính là chất liệu để chúng ta tu sửa bởi vì gặp đối cảnh mới biết ta tu hành đến đâu. Đến Chùa là nơi tu tập học hành giáo pháp, và dứt bỏ lục dục thế gian, ai dũng cảm buông bỏ để Tu thì nên vào chùa đi tu làm những nhà sư lánh bụi trần, dồn tâm sức tu học. Còn tầng bậc con người, khi căng thằng, bạn có thể tìm một không gian thanh thoát (dù chỉ vài giờ) để giảm căng thẳng và tái tạo năng lượng sống. Tại đây, bạn thấy thư giãn và cảm nhận được sự bình an trong tâm hồn, để tĩnh tại suy nghĩ tư duy logic để nhìn ra các vấn đề của mình trong cuộc sống, sau đó phân tích ra được nguyên nhân, có hai thứ này bạn sẽ lựa chọn giải pháp xử lý, cuối cùng là hành động để xử lý các vấn đề đó. Cứ mỗi lần giải quyết được vấn đề là tâm bạn sẽ an yên. 
 

(Chùa Huyền Không Sơn Thượng - Tại Huế - Đạo Phật Nam Tông)

3. Nơi tôn nghiêm tâm lành dễ sinh khởi:
       Sống trong thế giới đầy ắp phiền não, tâm bạn dễ hình thành tính xấu hơn là phát sinh các đức tính tốt. Nhưng khi ở trong môi trường trang nghiêm thanh tịnh, tâm lành của bạn sẽ sinh khởi và phát triển mau chóng. Khi tĩnh tâm, trí tuệ sẽ sinh khởi, bạn sẽ có những tư duy, cảm xúc tích cực, sáng suốt để có những hành động thiết thực trong đời sống. Đây gọi là Ý dẫn đầu các Pháp, Ý tốt tức tư tưởng  tốt muốn mang lại điều gì cho ai? Thì lúc đó mọi hành động, hành vi tiếp theo của bạn sẽ đi theo con đường vạch sẵn, trong quá trình này rất cần trí tuệ để hiểu rõ việc mình làm có  tốt thật không? Vì có rất nhiều việc tưởng là tốt nhưng thực chất lại là không tốt. Đây chính là Chánh Kiến và Chánh Tư Duy trong Đạo Phật. Vậy nên khi đến Chùa nơi an tịnh để giúp ta thanh tịnh tâm hồn là chúng ta đang dùng đến tha lực bên ngoài để hỗ trợ tâm ta. Còn những người, giữa phồn hoa đô thị, giữa thị phi  trùng trùng, muôn vàn đối cảnh khác nhau trong cuộc sống, mà họ đã tĩnh tại, xử lý mọi việc nhẹ nhàng êm thấm, thì bản chất họ đã Tĩnh tại giữa đời thường rồi, đó mới là đáng quý. 
 

4. Sự nghiêm tịnh giúp dễ nhiếp tâm:
       Ở những nơi ồn náo, bạn khó tập trung, rất khó tu tập chánh niệm, thiền định. Khi đến chùa viện, tâm bạn bỗng trở nên nghiêm tịnh hơn, bạn dễ dàng nhiếp tâm để thực hành những giáo lý của Đức Phật thông qua thực hành thiền định quán chiếu: Thân - Thọ - Tâm - Pháp ngay trong con người của mình. Bản chất ở đây chúng ta cũng đang mượn tha lực, nếu ai có thể ngồi ở nhà, ở chợ, ở cơ quan công sở, ở nơi đầy rẫy thị phi mà tâm luôn an định, thì đó là gốc của Thiền định và đó điều rất tuyệt vời. Vì xã hội quanh ta sẽ không giống như ở Chùa. Còn ở chùa có không gian, môi trường, có thiện hữu trí thức để giúp chúng ta hiểu thấu đạo lý, và hướng dẫn những bước căn bản để ta tự tu tập sửa chữa để hình thành những năng lực đó, để khi ra ngoài xã hội vận dụng vào từng thời điểm để ứng dụng. Đó gọi là Tùy Thuận. 
 

5. Cung kính lễ Phật sẽ sinh phước báo:
            Thành tâm kính lễ Phật, chư vị Bồ-tát, Thánh hiền sẽ tạo ra phước báo vô lượng. Không phải Phật, Bồ-tát ban phước cho bạn mà chính tâm niệm lành, hành động lành của bạn chiêu cảm quả báo tốt và các điều Chư Phật, Bồ Tát, mang lại trong đời sống chính là cách phá Tâm: Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi của chính trong mỗi con người. Để giúp thoát khỏi sự "Khổ" về Tâm và Thân. Giúp khai mở Trí Tuệ phá vòng Vô Minh của con người. Để hiểu được đoạn này các bạn cùng nghiên cứu về Tam Quy - Ngũ Giới. Để học và thực hiện  theo các hành động như Phật bảo. 
 

6. Học theo hạnh Phật, Bồ Tát, Thánh Hiền:
            Ngưỡng mộ ai tức là tâm bạn đang hướng về người đó. Hướng về Phật, Bồ-tát, Thánh hiền là tâm bạn đang theo khuynh hướng thiện lành, để noi gương, học tập những đức tính quý báu của các ngài. Để Tâm luôn khởi Thiện - dẫn đến mọi hành suy nghĩ và hành động đều mang lại lợi lạc trong đời sống. Và đó chính là Tu - là sửa mình hàng ngày, mang lại giá trị gì cho đời sống, cho gia đình, cho cộng đồng, cho xã hội. Đó chính là đích đến của Đạo Phật. 
 

7. Gieo duyên lành với Tam bảo:
      Bạn làm bất cứ điều gì cũng là đang gieo "Nhân", gieo "Duyên" và sẽ dẫn đến kết "Quả" tương ứng. Bạn muốn Viếng chùa, chiêm bái thánh tích, lễ Phật đều là gieo "Nhân", và đến Chùa là gieo duyên với Tam bảo, chắc chắn sẽ được Tam bảo soi sáng, hộ trì. Và chúng ta cùng hiểu: Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng - Là Quy y Tam Bảo (Quay về nương tựa 03 Pháp Bảo). Phật Bảo: Là những gì Đức Phật đương thời còn sống đã làm, hướng dẫn chúng sinh thoát khỏi bờ mê, để giác ngộ được chân lý tối cao. Pháp Bảo: Là những lời dạy của Đức Phật áp dụng trong từng hoàn cảnh, không gian, thời gian, con người và độ hiểu biết của từng người, với đích đến là hạnh phúc. (Nên cần sử dụng Pháp của Đức Phật đúng nơi, đúng chỗ, đúng hàm lượng - do vậy mới có câu: Vạn Pháp Vô Thường tức là không có Pháp nào thường còn và mãi mãi, nên cần có trí tuệ và chánh kiến để sử dụng đúng Pháp). Tăng Bảo: Là những vị cao tăng, đức độ, là những con người có nhân cách và đời sống cá nhân tốt, đã có những thành tựu. Và chúng ta, con người hãy lấy nó để noi theo phục vụ trong đời sống với đích đến là sự an lạc trong  tâm. 
 







8. Kết thiện duyên với thiện hữu tri thức:
       Đến các chùa viện, bạn có cơ hội gặp gỡ, kết duyên với nhiều người. Bạn sẽ học tập được nhiều giáo pháp, những điều hay từ quý thầy, quý sư cô và bè bạn, có dịp trao đổi kinh nghiệm tu học, rút ra được nhiều điều bổ ích cho mình để vận dụng vào cuộc sống. Tại sao là cuộc sống vì khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đắc đạo, vẫn thường xuyên đi thuyết giảng, rất gần đời sống con người, để phổ độ chúng sinh, những chân lý nhiệm mầu. Giúp con người "Thoát Khổ" vì Đức Thế Tôn đã nhìn thấy sự Khổ đau triền miên của đời người, của chúng sinh. Với giáo lý Tứ Diệu Đế, Luân hồi, Nhân Duyên Quả Nghiệp, và Bát Chánh Đạo - Đức Phật đã miệt mài 45 năm kể từ ngày thành Đạo, luôn cùng đồng hành với đời sống để giúp đỡ với những lời thuyết giảng đơn giản, thâm sâu, để con người tự Ngộ và tìm ra cho mình con đường để giải thoát khổ đau. 
 

9. Gieo trồng ruộng phước:
       Tam bảo là phước điền tối thượng. Đa phần người đến chùa đều tùy tâm cúng dường, ủng hộ từ thiện. Thiện tâm thúc giục bạn hành động như thế. Việc làm thiện lành đó sẽ mang lại cho bạn nhiều phước báo trong đời này và đời sau. Nhưng với Tâm và Trí Tuệ hiểu biết thế nào là Chánh Kiến và thế nào là Tà Kiến, để việc cúng dường, từ thiện nó mang lại giá trị thực sự cho cộng đồng mà không bị nghiệp lực xấu. 
 

10. Mở mang trí tuệ: 
       Đi chùa sẽ có cơ hội học tập Phật pháp, mở mang trí tuệ, bỏ tà theo chánh, làm tăng trưởng thiện tâm, thăng hoa đời sống tinh thần. Áp dụng được vào đời sống hàng ngày, để cân bằng Thân - Tâm - Tuệ, giúp chúng ta luôn có Vật Chất và Cảm xúc tốt, không bị đối cảnh làm động tâm bằng phán đoán tư duy của sự Tỉnh Thức trong Chánh Kiến, Chánh Niệm, Chánh Tư Duy. Vì con người chúng ta có 3 phần: Thân (Nhân). Trí Tuệ (là Duyên). Vật Chất, Cảm Xúc (Là Quả). Tác động gì đến con người, cộng đồng, xã hội (Là Nghiệp). 
 
 


11. Thực hành và trải nghiệm đời sống tâm linh và áp dụng vào đời sống giúp thay đổi cuộc sống tốt đẹp hơn. 
            Ở chùa có các bậc đạo cao đức trọng, là điểm tựa tinh thần cho mọi người tu tập. Phạm hạnh, công đức, phước báo của các bậc cao tăng có tác động tích cực đối với người đến chùa, giúp tâm bạn thanh tịnh, an ổn, hoan hỷ. “Ăn cơm có canh, tu hành có bạn”, học và tu trong một đạo tràng có thầy, có bạn cũng sẽ giúp hành giả phấn khởi, tinh tấn hơn, trải nghiệm nội tâm sâu sắc hơn. Khi Học xong kiến thức, chúng ta sẽ Tập, rồi ra ngoài xã hội để Hành, lúc này sẽ có Đúng và Sai, Sai thì Sửa, khi có Thành quả, thì tâm Thiện lành làm nghiệp lực, rồi Chuyển giao lại kiến thức cho người khác. Và đây cũng chính là chuyển hóa Tâm Thức  trong một đời người. Việc này sẽ diễn ra lâu dài trong một đời người tùy từng căn cơ của mỗi người. Để thay đổi cuộc sống của chúng ta ở tầm Tâm Thức mới. 
 

 

12. Cầu quốc thái, dân an, thế giới hòa bình:
       Đến chùa, mọi người đều mong ước, nguyện cầu cho gia đình, tổ quốc, nhân loại, chúng sinh được những điều tốt đẹp, đó chính là đang phát tâm thiện, hạnh lành, và chắc chắn bạn sẽ được thiện quả. Nhưng cần làm rõ điều "Mong Ước" đó bằng các giải pháp và hành động cụ thể. Bởi chỉ cần có tâm "Mong Ước" tức là Mong Cầu sẽ rất dễ bị rơi vào nỗi khổ của đời người đó là "Cầu Bất Đắc Khổ" nên thật cẩn thận suy sét. 
      - Đi chùa sẽ có cơ hội học tập Phật pháp, mở mang trí tuệ, bỏ tà theo chánh, làm tăng trưởng thiện tâm, thăng hoa đời sống tinh thần.
Đi chùa ngoài ý nghĩa văn hóa còn có giá trị giáo dục và chuyển hóa rất lớn trong đời sống tinh thần của con người. Chùa viện là nơi lý tưởng nhất để lễ Phật, học giáo pháp, thực hành đời sống đạo đức, thăng hoa đời sống tinh thần, khơi nguồn mạch tâm linh..!!. Nhưng cũng cần lưu ý và sử dụng trí tuệ phân tích, chứ không rất dễ bị lợi dụng khi Chùa lại là nơi được sử dụng làm phương tiện để đạt những mục đích khác. Nên các bạn cũng cần có kiến thức trí tuệ để nhận diện. Cần làm rõ  tư tưởng mục tiêu của chính bản thân khi đi Đến Chùa Để Làm Gì? Để bạn có đích đến trong mỗi lần đi. 
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
 

(Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni - Nhập Niết Bàn - Tại công viên tưởng niệm Thiên Đức)
 
——Sưu tầm: Trải nghiệm tu cư sĩ tại gia.

CÔNG VIÊN TƯỞNG NIỆM THIÊN ĐỨC - NƠI HIẾU NGHĨA VẸN TRÒN
---------------
✅ Quý khách cần tìm hiểu thông tin và đăng ký thăm quan công viên miễn phí.
☎️ Xin liên hệ: Nguyễn Phương Nam - 09 85 85 99 72 - Nguyễn Hồng Vân: 091 858 9466 ( Phục vụ24/24)
☑ Email: namthienducvinhhangvien@gmail.com
☑ Trụ sở chính: Tầng 8 - Tòa nhà Imperial - Số 71 Vạn Phúc - Liễu Giai - Ba Đình - Hà Nội.
☑ Công viên Thiên Đức:  Xã Trung Giáp - Bảo Thanh - Phù Ninh - Phú Thọ.
☑ Website: http://vinhhangvien.com
----------
✅ Xem thêm: (QUAY VỀ => TRANG CHỦ)
✔️ Phong thủy tổng thể Công viên Thiên Đức
✔️ Đất ngũ sắc tốt trong việc an táng
✔️ Tầm nhìn - Sứ mệnh - Giá trị cốt lõi Thiên Đức
✔️ 20 cách bồi Phúc để gia tăng Phước Báu
✔️ 9 điều lợi ích giúp đời sống An lành tăng Phúc Thọ
✔️10 điều Tâm niệm của Đức Phật giúp mọi người an lạc
✔️ Cách đi lễ Chùa mang lại Hạnh Phúc trong đời sống
✔️ Hiểu chánh pháp giúp cuộc sống giải thoát
✔️ Hướng dẫn cách thắp hương gia tiên - hiếu đạo
✔️ Hiểu về nghi lễ thờ cúng Đền - Chùa - Miếu - Phủ
✔️ Tang lễ và những điều cơ bản cần biết.
✔️ Các Dịch vụ phục vụ lợi ích khách hàng tại Thiên Đức
✔️ Hạng mục công trình nổi bật tại Thiên Đức
✔️ Đăng ký thăm quan & Lịch trình - Xe đưa đón tại Hà Nội - Miễn phí
✔️ Các đồi phong thủy - sản phẩm đang mở giao dịch 
✔️ Bông hồng cài trên áo ngày lễ vu lan
✔️ Mùa vu lan báo hiếu - Ý nghĩa và cách cúng
✔️ Cung cấp đất nghĩa trang và đất mai táng
✔️ 10 điều tâm niệm của Đức Phật phần 2
✔️ Họa Phước đến từ đâu?
✔️ Nét đẹp tâm hồn và nhân cách
✔️ 5 cách dạy con với nghịch cảnh của cuộc sống.
✔️ Lão tử và các câu nói giúp mọi người tĩnh tâm
✔️ 7 cách bồi phúc của Đức Phật 
✔️ 10 Đức Hạnh mỗi con người cần sửa Tâm hàng ngày.
✔️ Ngược lại của Bất hiếu là Báo hiếu
✔️ 7 ác nghiệp khiến Phúc Báo của bạn mất đi
 
Chân thành cảm ơn!   
Tagged: công viên nghĩa trang, nghĩa trang đẹp Thiên đức vĩnh hằng viên, công viên sinh thái kết hợp nghĩa trang. 

Chia sẻ

Bình luận