0985.85.99.72
1
Bạn cần hỗ trợ?

10 điểm đi lễ đầu năm ở Hà Nội không thể bỏ qua

✅ Đi lễ chùa đầu năm là một hoạt động không thể thiếu của mỗi người dân dịp Tết đến, xuân về. Phong tục này đã trở thành một nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống mỗi người Việt Nam.
CÁC CHÙA NỔI TIẾNG TẠI HÀ NỘI KHÔNG THỂ BỎ QUA

      Đi lễ chùa đầu năm là một hoạt động không thể thiếu của mỗi người dân dịp Tết đến, xuân về. Phong tục này đã trở thành một nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống mỗi người Việt Nam.

     Tết đến xuân về là điểm khởi đầu cho một năm mới với nhiều mong ước, khát vọng mới tốt đẹp. Và vào dịp đầu xuân năm mới, người Việt Nam thường có phong tục đi lễ chùa và xin chữ đầu năm. Phong tục này đã trở thành một nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống mỗi người Việt Nam.

     Cửa chùa đất Phật là chốn bình yên, thanh tịnh. Với mong muốn tìm được sự bình an, gạt bỏ đi những muộn phiền, lo âu của năm cũ và cầu mong những may mắn, hạnh phúc trong năm mới, vào đêm 30, sau khoảnh khắc giao thừa vừa đến hoặc sang năm mới, mọi người lại rủ nhau đi lễ chùa, hái lộc cầu may.

     Đi lễ chùa đầu năm là nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt Nam Người Việt tin rằng, đi lễ chùa đầu năm không đơn giản chỉ là để ước nguyên, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh.

    Về nơi cửa phật, giữa không gian thanh tịnh, mùi khói nhang, sắc màu của đèn hoa, mỗi chúng ta sẽ cảm thấy lòng mình trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn. Ngoài ra, rất nhiều Phật tử cao tuổi thường đến chùa từ sớm để cùng nhà chùa sửa sang, dọn dẹp cho đẹp để đón những du khách đến cửa chùa. Ngôi chùa ở làng quê đã trở thành bàn thờ chung của tăng ni phật tử, đồng thời cũng là ngôi nhà chung của cộng đồng dân cư trong những ngày tết... 

    Vào đầu năm mới nhiều gia đình cùng nhau đi lễ chùa để cầu chúc một năm mới an lành, gặp nhiều may mắn. Cùng xem những ngôi chùa cầu may linh thiêng nhất nên đi trong năm mới này.
 

1. CHÙA TRẤN QUỐC 

     Chùa Trấn Quốc là một trong 16 ngôi chùa cổ đẹp nhất thế giới. Chùa toạ lạc trên hòn đảo duy nhất của hồ Tây trên đường Thanh Niên, tạo nên cảnh quan phong thủy hữu tình. Phía trên cửa chùa có ghi ba chữ Phương Tiện môn và câu đối hai bên viết bằng chữ Nôm: Vang tai xe ngựa qua đường tục/ Mở mặt non sông đứng cửa thiền.

     Không chỉ đẹp, chùa Trần Quốc còn là một trong trong những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng ở Hà Nội. Nhiều người Hà Nội cho rằng, đến chùa Trấn Quốc lễ Phật là việc đầu tiên nên làm trong ngày đầu năm mới.
 


2. CHÙA QUÁN SỨ 

     Chùa Quán Sứ được xây dựng vào thế kỷ XV. Theo bài văn của Tiến sĩ Lê Duy Trung khắc trên tấm bia dựng năm 1855, vào đầu đời Gia Long (1802-1819) chùa gần đồn Hậu Quân. Đến năm 1822, chùa được sửa sang để làm chỗ lễ bái cho quân nhân ở đồn này. Khi quân ở đồn này rút đi, chùa được trả lại cho dân làng. Nhà sư Thanh Phương trụ trì ở chùa lúc đó mới làm thêm các hành lang, tô tượng, đúc chuông. Tiền đường của chùa thờ Phật, còn hậu đường thờ vị quốc sư Minh Không thời Nhà Lý.

     Chùa Quán Sứ là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của Phật Giáo Việt Nam, trong đó có sự thống nhất tổ chức Phật giáo trong nước và sự hòa nhập của Phật giáo Việt Nam với Phật giáo Thế giới. Chính nơi đây, ngày 13.5.1951( mồng 8 tháng 4 năm Tân Mão) lần đầu tiên lá cờ Phật giáo thế giới do Thượng tọa Tố Liên mang về từ Colombo đã xuất hiện trên bầu trời Hà Nội. Hiện nay Chùa Quán Sứ là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Phân viện Nghiên cứu Phật học.


Chùa Quán Sứ là nơi linh thiêng mà người dân, Phật tử thường tìm về mỗi dịp đầu xuân năm mới. 


3. ĐỀN BẠCH MÃ - Trấn Đông:  thờ thần Long Đỗ - thành hoàng Hà Nội. Đền được xây dựng từ thế kỷ 9 

      Đền Bạch Mã được xây dựng từ thế kỷ 9 để thờ thần Long Đỗ (Rốn Rồng)- vị thần gốc của Hà Nội cổ. Năm 1010, khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, định đắp thành nhưng nhiều lần thành đắp lên lại bị sụp đổ. Vua cho người cầu khấn ở đền thờ thần Long Đỗ thì thấy một con ngựa trắng từ đền đi ra. Vua lần theo vết chân ngựa, vẽ đồ án xây thành, thành mới đứng vững. Thần được vua Lý Thái Tổ phong làm Thành hoàng của kinh thành Thăng Long.



 

      Hiện tại ngôi đền có quy mô kiến trúc lớn, quay theo hướng Nam gồm có Nghi môn, Phương đình, Đại bái, Thiêu hương, Cung cấm và nhà hội đồng ở phía sau. Các mục hạng này được bố trí theo chiều dọc, trong một không gian khép kín. Kiến trúc đền còn lưu lại hiện nay chủ yếu mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn (thế kỷ 19). Nổi bật trong kết cấu kiến trúc của đền là toàn bộ khung nhà gỗ với hệ thống cột gỗ lim lớn, các bộ vì đỡ mái được làm kiểu "giá chiêng chồng rường con nhị", đặc biệt là "hệ củng 3 phương" tại nhà phương đình vừa có tác dụng chịu lực, vừa là tác phẩm nghệ thuật và sử dụng để treo đèn trong các ngày lễ hội và kết cấu "vòm vỏ cua" đỡ mái hiên nhà thiêu hương. Trên các côn gỗ, xà lách, xà ngang, các vì chồng rường đều có nhiều mảng trang trí với các đề tài phong phú và nét trạm chắc, khỏe.
 


 

     Đền Bạch Mã ngự ở phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, trấn giữ phía Đông kinh thành xưa. Đền thờ thần Long Đỗ, hiệu Quảng Lợi Bạch Mã đại vương, đền có hơn một nghìn năm lịch sử, lưu giữ văn hóa - lịch sử của Hà Nội xưa. Đây là vị thần được người dân Thăng Long xưa và nay tôn kính, đã và đang phù trợ cho nhân dân.ừ thế kỷ 11 

Đền được lập từ thời Lý Thái Tôn
 

4. ĐỀN VOI PHỤC - Trấn Tây:

     Thờ Linh Lang - một hoàng tử thời nhà Lý. Đền được xây dựng tg (1028-1054) ở góc phía tây nam thành Thăng Long cũ thuộc địa phận làng Thủ Lệ nay là công viên Thủ Lệ. Thờ hoàng tử Linh Lang, con của vua Lý Thái Tông, và bà phi thứ 9 Dương Thị Quang, nhưng tương truyền vốn là con của Long Quân, tên gọi là Hoàng Châu, thác sinh, là người có công trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống, và đã hi sinh trên phòng tuyến sông Cầu vào năm 1076. Sau khi mất, được người dân Thủ lệ lập đền thờ và được nhà vua sắc phong là Linh Lang đại vương thượng đẳng phúc thần. Thần đã nhiều lần âm phù giúp nhà Trần trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông, và nhà Lê trong cuộc phục hưng, người ba lần cưỡi voi ra trận đánh tan giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi, có công hóa phép làm mưa, giải trừ đại hạn, giúp cho mùa màng tươi tốt. 
 


 

      Vì trước cửa đền có đắp 2 con voi quỳ gối nên quen gọi là đền Voi phục và vì đền ở phía tây kinh thành nên còn gọi là trấn Tây hoặc trấn Đoài (Đoài, theo bát quái thuộc phương Tây).

 

 Trước cửa đền có đắp 2 con voi quỳ gối nên quen gọi là đền Voi phục 


5. ĐỀN KIM LIÊN - Trấn Nam : thờ Cao Sơn Đại Vương. Đền được xây dựng từ thế kỷ 17 

     Đền Kim Liên tọa lạc tại phố Xã Đàn, Đống Đa. Đền Kim Liên trấn giữ phía Nam của kinh đô xưa. Đền hiện nay còn lưu giữ được 39 đạo sắc phong.
 


 

      Đền Kim Liên  vốn được lập nên để thờ Cao Sơn Đại Vương (theo tín ngưỡng dân gian, thì đây là một người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ, sau theo mẹ lên núi). Theo tấm bia đá đặc biệt cao 2,34m, rộng 1,57m, dày 0,22m hiện còn lưu giữ tại đền có bài tựa "Cao Sơn đại vương thần từ bi minh", văn bia do sử thần Lê Trung soạn năm 1510, nói về công lao của thần Cao Sơn. Nội dung cho biết: Khi vua Lê Tương Dực cầm quân dẹp loạn, khôi phục cơ nghiệp của vua Lê Thái Tổ, có ba vị đại thần là Nguyễn Bá Lân, Nguyễn Hoàng Dụ và Nguyễn Văn Lữ cùng đem quân đi chinh phạt. Đến địa phận huyện Phụng Hoá (nay là di tích đền Láo, xã Văn Phương, Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) thì thấy cảnh núi rừng rậm rạp có ngôi đền cổ ghi bốn chữ "Cao Sơn đại vương". Rất lấy làm lạ, vua quan bèn khẩn cầu thần phù trợ. Quả nhiên sau mười ngày đã thành công, Thần có công hỗ trợ Sơn Tinh đánh thắng Thủy Tinh, giúp Lê Tương Dực dẹp loạn, khôi phục nhà Lê. Vì thế, vua Lê Tương Dực cho xây dựng đền thờ thần Cao Sơn được lập ở Phụng Hóa. Sau nhớ ơn thần đã ngầm giúp dẹp loạn ở Đông Đô, nên năm 1509, vua cho xây dựng lại đền thờ to đẹp hơn ở phường Kim Hoa gần Thăng Long thời bấy giờ. 
 

Tấm bia đá đặc biệt cao 2,34m, rộng 1,57m, dày 0,22m hiện còn lưu giữ tại đền có bài tựa "Cao Sơn đại vương thần từ bi minh"


6. ĐỀN QUÁN THÁNH - Trấn Bắc : thờ Huyền Thiên Trấn Vũ. Đền được xây dựng từ thế kỷ 10

      Đền Quán Thánh hay còn gọi là đền Trấn Vũ nằm đúng ngã tư giao đường Thanh Niên với đường Quán Thánh
 


 

       Đền được xây dựng vào đầu thời nhà Lý. Từng trải qua nhiều đợt trùng tu. Đợt trùng tu năm Đinh Tỵ niên hiệu Vĩnh Trị thứ 2 tức đời vua Lê Hy Tông. Trịnh Tạc ủy cho con là Trịnh Căn chủ trì việc xuất của kho để di tạo Trấn Vũ Quán và pho tượng Thánh Trấn Vũ. Nghệ nhân trực tiếp chỉ huy đúc tượng Thánh Huyền thiên Trấn Vũ là Vũ Công Chấn. Ông cho đúc tượng Huyền thiên Trấn Vũ bằng đồng hun, thay cho pho tượng bằng gỗ trước đó. Năm Cảnh Thịnh 2 (1794) đời vua Quang Toản, viên Đô đốc Tây Sơn là Lê Văn Ngữ cho đúc chiếc khánh đồng lớn.] Vua Minh Mạng nhà Nguyễn khi ra tuần thú Bắc Thành cho đổi tên đền thành Chân Vũ quán]. Ba chữ Hán này được tạc trên nóc cổng tam quan. Tuy nhiên, trên bức hoành trong Bái đường vẫn ghi là Trấn Vũ quán. Năm 1842, vua Thiệu Trị đến thăm đền và ban tiền đúc vòng vàng đeo cho tượng Trấn Vũ.
 

Đền Quán Thánh - Trắn Bắc Thăng Long xưa


      Đền được công nhận di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia đợt đầu năm 1962. Có thể thấy người xưa chấp nhận cả hai cách viết và gọi là Trấn Vũ quán và Đền Quán Thánh. Quán là Đạo Quán và là nơi thờ tự của Đạo Giáo, cũng như chùa là của Phật giáo.


Thánh Trấn Vũ là một hình tượng kết hợp nhân vật thần thoại Việt Nam
(ông Thánh đã giúp An Dương Vương trừ ma trong khi xây dựng thành Cổ Loa)
và nhân vật thần thoại Trung Quốc Chân Võ Tinh quân (vị Thánh coi giữ phương Bắc).

 

7. CHÙA PHÚC KHÁNH :

      Chùa Phúc Khánh còn có tên Chùa Sở, tọa lạc tại số 382 phố Tây Sơn, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội. Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1988.
 


 

      Chùa được dựng vào thời Hậu Lê. Vào thời Lê, chùa là cơ sở đào tạo tăng tài cho Phật giáo. Sau đó gặp hỏa hoạn bị hư hỏng hoàn toàn. Có tài liệu cho chùa nằm trong khu vực diễn ra trận đánh Đống Đa năm 1789 nên bị đổ nát, sau được nhà sư Chiếu Liên xây dựng lại với sự hỗ trợ của Đô đốc Trần Văn Lễ (thời Tây Sơn) đã từng ém quân ở chùa. Ông còn cho đúc quả đại hồng chung và pho tượng Cửu Long cúng chùa. Chùa qua nhiều lần trùng tu, xây dựng vào các năm 1853, 1921, 1932, 1935, 1940, 1993, 1996, 1998.

    Đặc biệt, năm 1940, Hòa thượng trụ trì Thích Trung Thứ đã cho kiến thiết ngôi chùa, làm cơ sở đào tạo tăng tài, điểm An cư kiết hạ hàng năm của chư Tăng. Năm 1950, dân làng đã góp công góp của xây dựng ngôi chùa ngày nay. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. ở đây có 20 pho tượng có giá trị nghệ thuật cao. Chùa có 21 tấm bia đá, tấm cổ nhất là năm 1698; 3 đại hồng chung, chuông cổ nhất đúc năm 1796; 14 bộ bao lam (cửa võng) và các đồ thờ khác như bát hương đồng, long ngai, nhang án... 


Lễ Cầu An tại Chùa Phúc Khánh 

       Chùa Phúc Khánh là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng ở Hà Nội, dịp đầu xuân mỗi năm hay ngày rằm, mùng 1, rất đông khách thập phương tới chùa.


8.CHÙA HÀ :

       Không biết từ bao giờ người Hà Thành lại gắn cho chùa Hà một niềm tin tha thiết vào hai chữ “tình duyên”.Nếu như các ngôi chùa khác thì người đến thắp hương đông nhất là các cụ cao niên và trung niên thì ở Chùa Hà, đông nhất lại là các bạn trẻ, các nam thanh nữ tú đến đây cầu duyên, cầu hôn nhân và có người yêu
 


 

      Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, cùng với Đình Bối Hà, lập thành cụm di tích Đình - Chùa Hà nằm trên mảnh đất, trước kia thuộc làng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, nay thuộc phố Chùa Hà, thôn Trung, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

      Liên quan đến lịch sử hình thành ngôi chùa này có hai truyền thuyết. Theo truyền thuyết thứ nhất: chùa có từ thời vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072). Khi ấy nhà vua đã ngoài 40 tuổi mà chưa có con nên đi đến một ngôi chùa trên vùng Dịch Vọng ngày nay để cầu tự, sau đó sinh ra Thái tử Càn Đức, sau này lên ngôi lấy hiệu là Lý Nhân Tông. Ngôi chùa nhà vua đến về sau đổi tên thành chùa Thánh Chúa. Trên đường về nhà vua lại ghé thăm một ngôi chùa khác và ban tiền để sửa chùa. Ngôi chùa này chính là chùa Hà và do vậy mà chùa mang tên chữ là: Thánh Đức tự.



 

      Truyền thuyết thứ hai: Chùa Hà được xây dựng lên để vua Lê Thánh Tông (trị vì 1460-1497) bày tỏ lòng nhớ ơn các đại thần Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí, Đinh Liệt đã cưu mang mình và phế bỏ Lê Nghi Dân để đưa mình lên ngôi vua vào năm 1460.Trải qua bao phen binh hỏa, chùa Thánh Đức đã bị phá hủy nhiều lần. Đến năm 1680 chùa vẫn còn lợp lá gồi, tường xây bằng gạch vồ nên người dân gọi là chùa Vồi. Đến đời vua Lê Hy Tông (1675-1705) có hai người quê làng Thổ Hà tỉnh Bắc Giang sang ở chùa để bán các đồ gốm sứ ở chợ trong và ngoài thành Thăng Long. Nhờ buôn bán phát đạt, hai gia đình này tình nguyện công đức số tiền lớn cùng nhân dân trong xóm xây dựng lại chùa với quy mô lớn bằng gạch ngói vào năm Chính Hòa (1680). Từ đó hai làng Thổ Hà và Dịch Vọng Trung kết nghĩa, đặt tên xóm có ngôi chùa là Bối Hà và chùa có tên nôm là chùa Hà. Đến ngày kỵ hàng tháng, hàng năm ở Thổ Hà, nhân dân xóm Bối Hà cử đoàn đại biểu sang lễ và ngược lại. Diện mạo của chùa hiện nay chính là kết quả của lần trùng tu lớn đó và những lần trùng tu sau này.Phường Dịch Vọng và ban quản lý di tích chùa triển khai nâng cấp, xây dựng lại chùa Hà và đình Bối Hà rất khang trang, bề thế từ năm 1995 - 2003, tam quan được giữ nguyên vẹn.


9. CHÙA KIM LIÊN

     Vào thời Lý, vua Lý Thần Tông (1128-1138) cho lập ở vị trí này một cung điện mang tên cung Từ Hoa để công chúa Từ Hoa cùng các cung nữ trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải nằm bên trong khu vực có tên là Trại Tằm Tang. Khi công chúa qua đời, trên nền cũ của cung điện dựng lên một ngôi chùa.
 


 

      Theo tấm bia hiện còn trong chùa do Bùi Huy Cận soạn năm 1868 thì chùa vốn có tên là Đại Bi, do vợ chồng ông Nguyễn Thế Hựu là người phường này xuất tiền xây dựng vào năm 1631. Bảy năm sau, nhân dân góp công để mở rộng thêm khu chùa. Đến năm 1771, chúa Trịnh Sâm sai bọn Huy Đĩnh dỡ chùa Bảo Lâm ở phía tây kinh thành về tu bổ lại chùa này và đổi tên chùa là Kim Liên.

      Từ xa nhìn lại tam quan của chùa Kim Liên toát lên một vẻ đẹp thầm kín và kiêu hãnh với kiến trúc gỗ độc đáo: một hàng bốn cột gỗ tròn, bên trên có hệ con sơn đua rộng ra phía tầng dưới, thu hẹp dần ở tầng tên đỡ bộ vì mái với những tàu đao vút cong. Đôi cột cái ở giữa to cao nâng dải mái vươn lên tạo thành cổng lớn, cao rộng hơn hai cổng hai bên. Kiến trúc tam quan của chùa còn có những bức chạm nổi trên mặt gỗ với hình rồng, hình hoa lá tinh xảo, uyển chuyển.
 

Tam quan chùa Kim Liên là một công trình kiến trúc hết sức độc đáo, trông như bông sen đang độ nở trên mặt nước Tây Hồ bốn mùa sóng phủ.


       Mái chùa Kim Liên lợp ngói với cấu trúc hai tầng theo kiểu chồng diêm. Mỗi nếp 8 mái, có tám tàu đao hình rồng uốn cong. Chân cột kê trên đá tảng chạm hình hoa sen cách điệu.


     chùa Kim Liên  đã hàng trăm năm tuổi nổi tiếng linh thiêng. Những ngày lễ Tết, đầu xuân năm mới, người dân lại tìm đến đây để cầu bình an, may mắn. Chùa có diện tích rộng, không gian yên tĩnh, trong lành phù hợp để tĩnh tâm.


10. PHỦ TÂY HỒ

      Sự tích vị Thánh Mẫu thờ trong Phủ Tây Hồ được người dân tổng Thượng, huyện Phụng Thiên xưa (nay là vùng Yên Phụ, Nghi Tàm, Tây Hồ, Quảng Bá, Xuân La, Vạn Dâu) kể lại rằng: Quỳnh Hoa là con gái Ngọc Hoàng thượng đế ở Đệ nhị Thiên Cung, do đánh rơi chén ngọc dâng rượu chúc thọ đã phải xuống trần gian đầu thai làm Giáng Tiên - con gái thường dân Lê Thái Công ở An Thái - Vân Cát - Vụ Bản - Nam Định vào năm 1557. Lớn lên, có nhan sắc tuyệt trần, lại giỏi thi thơ, song lấy chồng và sinh con - một trai, một gái - thì Giáng Tiên chớp mắt thăng thiên đình. Nàng giáng trần lần thứ nhất để gặp lại người thân, có hai nữ thần Quế Nương, Thị Nương hậu vệ; lần hai hiển linh để cứu nhân độ thế, trừng phạt kẻ bất lương trêu ghẹo người này, lại gia ơn cho kẻ khác và du ngoạn khắp chốn danh lam, giáng bút đề thơ.
 


 

      Có truyền thuyết kể rằng chính tại mảnh đất Phủ Tây Hồ  ngày nay, Quỳnh Hoa đã tái ngộ xướng họa thơ văn cùng Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan (lần thứ nhất đàm đạo tại xứ Lạng) trong vai cô chủ quán tửu lâu Tây Hồ phong nguyệt, ít ngày sau Trạng Bùng quay lại đã thấy biến mất cả người lẫn quán, chỉ còn hồ nước mênh mông. Quỳnh Hoa đã được dân chúng lập phủ thờ, đặt tên là Bà Chúa Liễu Hạnh, được xem là một trong bốn vị “tứ bất tử”, là tấm gương về sự tự mình tạo lấy hạnh phúc.
 


 

      Phủ Tây Hồ (còn gọi là phủ Mẫu Tây Hồ) thờ bà chúa Liễu Hạnh - một trong tứ bất tử của Việt Nam. Vào dịp đầu xuân năm mới, du khách thường về đây rất đông vừa để dâng lễ cầu may, cầu phúc, cầu lộc vừa để thưởng ngoạn cảnh đẹp Tây Hồ.

Nguồn: Sưu tầm

 


Video: Không gian cảnh quan công viên Thiên Đức tựa chốn Bồng Lai
 


CÔNG VIÊN TƯỞNG NIỆM THIÊN ĐỨC - NƠI HIẾU NGHĨA VẸN TRÒN
        
 (Với thông điệp mong muốn mang lại cho khách hàng sự
Bình An trong Tâm - Nơi lòng Hiếu Nghĩa được Tôn Vinh - Hướng về Nguồn Cội)

---------------
✅ Quý khách cần tìm hiểu thông tin và đăng ký thăm quan công viên miễn phí.
☎️ Xin liên hệ: Nguyễn Phương Nam - 09 85 85 99 72 - Nguyễn Hồng Vân: 091 858 9466 ( Phục vụ24/24)
☑ Email: namthienducvinhhangvien@gmail.com
☑ Trụ sở chính: Tầng 8 - Tòa nhà Imperial - Số 71 Vạn Phúc - Liễu Giai - Ba Đình - Hà Nội.
☑ Công viên Thiên Đức:  Xã Trung Giáp - Bảo Thanh - Phù Ninh - Phú Thọ.
☑ Website: http://vinhhangvien.com
----------
 Xem thêm: (QUAY VỀ => TRANG CHỦ)
✔️ Phong thủy tổng thể Công viên Thiên Đức                          ✔️ Đồi Đại Lộc  ✔️ Đồi Đại Bi   ✔️ Đồi Đại Phát  ✔️ Đồi Đại An  ✔️ Đồi Đại Phúc 
✔️ Đất ngũ sắc tốt trong việc an táng                                        ✔️ Đồi Chùa Thiên Long  ✔️ Đồi Vườn Điều  ✔️ Đồi Kim Quy  ✔️ Đồi Đại Cát 
✔️ Tầm nhìn - Sứ mệnh - Giá trị cốt lõi Thiên Đức                    ✔️ Đồi Phượng Hoàng  ✔️ Đồi Vườn Đào   ✔️ Đồi Hoàng Long 
✔️ 20 cách bồi Phúc để gia tăng Phước Báu                            ✔️ Bốc mộ cải táng cần chuẩn bị và thực hiện như thế nào?
✔️ 9 điều lợi ích giúp đời sống An lành tăng Phúc Thọ             ✔️ Đặt gì vào tiểu quách khi sang cát bốc mộ?
✔️10 điều Tâm niệm của Đức Phật giúp mọi người an lạc       ✔️ Cốt Thất Bảo bốc bát hương là gì? Và cách nhận biết?
✔️ Cách đi lễ Chùa mang lại Hạnh Phúc trong đời sống           ✔️ Kinh nghiệm lựa chọn tiểu quách.
✔️ Hiểu chánh pháp giúp cuộc sống giải thoát                          ✔️ Bốc bát hương cần có những gì?
✔️ Hướng dẫn cách thắp hương gia tiên - hiếu đạo                  ✔️ Hướng dẫn cách bốc bát hương tài nhà?
✔️ Hiểu về nghi lễ thờ cúng Đền - Chùa - Miếu - Phủ               ✔️ Tang lễ và những điều cần biết chuẩn bị cho tang lễ?
✔️ Tang lễ và những điều cơ bản cần biết.                                ✔️ Giới thiệu phong thủy tổng quan Thiên Đức 
✔️ Các Dịch vụ phục vụ lợi ích khách hàng tại Thiên Đức         ✔️ Lịch sử hình thành công viên Thiên Đức 
✔️ Hạng mục công trình nổi bật tại Thiên Đức                           ✔️ Lãnh vực kinh doanh Thiên Đức 
✔️ Đăng ký thăm qua Thiên Đức miễn phí                                 ✔️ Truyền thuyết đồi mả khách - đất vàng tâm linh
✔️ Các đồi phong thủy - sản phẩm đang mở giao dịch              ✔️ Đồi phong  thủy liền thổ tại Thiên Đức
✔️ Bông hồng cài trên áo ngày lễ vu lan                                    ✔️ Các công trình nổi bật tại Thiên Đức 
✔️ Mùa vu lan báo hiếu - Ý nghĩa và cách cúng                         ✔️ Các dòng sản phẩm tại Thiên Đức
✔️ Cung cấp đất nghĩa trang và đất mai táng                             ✔️ Các khuôn viên mang lại Phúc khí cho gia tộc
✔️ 10 điều tâm niệm của Đức Phật phần 2                                 ✔️ Phong cách Nhật Bản - kiến trúc mới Thiên Đức 
✔️ Họa Phước đến từ đâu?                                                        ✔️ Bước chuyển đổi phong thủy số 1 giúp cải mệnh & vận số
✔️ Nét đẹp tâm hồn và nhân cách                                              ✔️ Thế nào là nghĩa trang văn minh?
✔️ 5 cách dạy con với nghịch cảnh của cuộc sống.                   ✔️ Đất nghĩa trang và phong thủy đẹp.
✔️ Lão tử và các câu nói giúp mọi người tĩnh tâm                     ✔️ Chốn bồng lai tiên cảnh mang tên Thiên Đức
✔️ 7 cách bồi phúc của Đức Phật                                               ✔️ Công viên tưởng niệm Thiên Đức tại Đất Tổ Phú Thọ
✔️ 10 Đức Hạnh mỗi con người cần sửa Tâm hàng ngày.         ✔️ Lễ cung nghinh xá lợi Phật tại Thiên Đức
✔️ Ngược lại của Bất hiếu là Báo hiếu                                        ✔️ Lễ cung nghinh xá lợi Phật tại Thiên Đức
✔️ 7 ác nghiệp khiến Phúc Báo của bạn mất đi                          ✔️ Chương trình vu lan trực tuyến 2020 tại Thiên Đức
✔️ Đại lễ cung nghinh Phật Ngọc Hòa Bình thế giới                   ✔️ Đại tượng Phật A DI Đa cao nhất miền Bắc                            
✔️ Đại tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn                                 ✔️ Tượng Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát
✔️ Đại tượng Phật Di Lặc                                                            ✔️ 500 vị tôn giả A La Hán
✔️ Chùa Thiên Long Tự                                                               ✔️ Thiên Đức nơi hiếu nghĩa vẹn tròn

Chân thành cảm ơn!                     

Chia sẻ

Bình luận