0985.85.99.72
1
Bạn cần hỗ trợ?

Cúng rằm tháng giêng đúng cách - Những điều cần biết

✅ Rằm tháng Giêng đã có ý nghĩa không khác gì ngày Tết Nguyên đán. Vào ngày này người dân thường đi lễ chùa đồng thời làm lễ cúng Phật và gia tiên để thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn đối với ông bà, tổ tiên và cầu mong một năm an lành, may mắn.

Ý NGHĨA CỦA RẰM THÁNG GIÊNG

     Lễ Phật cả năm không bằng cúng Rằm tháng Giêng “Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm, Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. Tết Nguyên Tiêu còn được dân gian gọi là Tết Thượng Nguyên, bởi còn có Tết Trung Nguyên (rằm tháng bảy) và Tết Hạ Nguyên (rằm tháng mười). Người Việt Nam có câu "Lễ Phật cả năm không bằng cúng Rằm tháng Giêng". Điều này cho thấy tầm quan trọng của ngày Tết Nguyên tiêu trong đời sống tâm linh của người Việt. Chính vì vậy mà vào ngày lễ này, các gia đình thường rất cẩn thận trong việc sắm lễ cúng. Nhiều người còn lên chùa cầu may mắn, bình an rồi mới làm lễ tại nhà.
 

 
      Rằm tháng Giêng còn được coi là Tết muộn, bởi dư âm của những ngày Tết Nguyên Đán vẫn còn và nhiều gia đình vẫn tiếp tục ăn Tết, gói bánh chưng, chơi mai, đào nở muộn. Đây cũng là dịp để những người không may đau yếu vào đúng dịp Tết, sau Tết đã khoẻ mạnh trở lại hoặc nhiều gia đình tang ma có người chết vào dịp Tết Nguyên Đán, được ăn tết “bù”...
     Vì vậy, từ lâu trong tâm thức người Việt, Rằm tháng Giêng đã có ý nghĩa không khác gì ngày Tết Nguyên đán. Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, cách đón ngày Rằm của người dân cũng ít nhiều thay đổi.
     Vào ngày này người dân thường đi lễ chùa đồng thời làm lễ cúng Phật và gia tiên để cầu mong những điều tốt lành cho bản thân và gia đình. Tùy vào điều kiện kinh tế hay phong tục tập quán mà mâm cỗ cúng rằm tháng  Giêng mỗi gia đình chuẩn bị đồ cúng khác nhau. Nhưng tựu chung là đều thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, Phật thánh và cầu mong một năm an lành, may mắn.

10 ĐIỀU KIÊNG KỴ TRONG NGÀY RẰM THẮNG RIÊNG

Rằm tháng Giêng là ngày lễ quan trọng đầu tiên của người dân nên còn có một số kiêng kỵ mọi người nên biết để có một năm thuận lợi, nếu tránh được sẽ tốt cho vận khí của bạn và gia đình
1 - Tránh đánh vỡ, làm hỏng đồ đạc trong nhà, bởi vì điều đó đồng nghĩa với việc năm tới tài phúc hao tổn.
2 - Kiêng đến bệnh viện, nhất là những người sức khỏe yếu kém.
3 - Tránh mang nhiều tiền bạc, đồ vật có giá trị bên người. Nếu mất mát tài sản vào ngày này thì năm nay tài vận của bạn sẽ kém đi.
4 - Kiêng cho người khác mượn tiền, nếu bạn cho mượn nghĩa là bạn cũng cho đi tài khí của mình.
5 - Không để thùng gạo trong nhà lộ đáy, thùng gạo trống rỗng chẳng khác gì nhà bạn sẽ đói kém cả năm.
6 - Chú ý không để quần áo bị rách, theo quan niệm xưa thì nếu quần áo rách, năm tới bạn sẽ bị vận rủi đeo bám.
7 - Ngày này không được sát sinh, nếu không tài vận suy giảm, gặp tai nạn, bệnh tật.
8 - Tránh mặc đồ màu trắng và màu đen vì hai màu này liên quan đến người đã mất. Người mặc hai màu đen trắng vào ngày này làm việc gì cũng khó thành.
9 - Kiêng câu cá vào ngày này vì theo quan niệm tâm linh của người Việt, hành động câu cá vào ngày rằm sẽ mang lại cho người đó vận hạn đen đủi.
10 - Kiêng nói bậy, chửi tục, nếu không sẽ gặp chuyện thị phi. 

NGÀY GIỜ CÚNG RẰM 
 
     Nhiều người tin rằng, thời điểm này là lúc Phật giáng lâm. Bởi thế ngày Rằm tháng Giêng, người Việt rất coi trọng lễ cúng tại nhà. Mặc dù vậy, do điều kiện cuộc sống, hiện nay mỗi gia đình lại tùy biến linh động việc cúng vào các ngày, giờ khác nhau. Họ quan niệm rằng việc thờ cúng chỉ cần thể hiện tinh thần chung là tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, thần thánh
- Lễ cúng Rằm tháng Giêng thường được mọi người cúng vào ngày chính rằm (tức ngày 15 tháng Giêng âm lịch). -
- Giờ “chuẩn” để cúng Rằm tháng Giêng theo phong tục từ xưa của cha ông ta là thường cúng vào giờ Ngọ (tức là từ 11h đến 13h trong ngày). 

CÁCH SẮM LỄ VẬT
 
     Cách sắm lễ vật : Thời điểm này là lúc Phật giáng lâm. Bởi thế ngày rằm tháng Giêng, người Việt rất coi trọng lễ cúng tại nhà. Các gia đình thường sắm hai lễ cúng rằm, một là cúng Phật, hai là cúng gia tiên.
     Tuy nhiên, hiện nay do điều kiện cuộc sống, mỗi gia đình lại tùy biến linh động cúng vào ngày, giờ khác nhau, nhưng đều thể hiện tinh thần chung là tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, thần thánh.
Mâm cỗ cúng Phật gồm:
- Hoa quả, Chè xôi, Các món đậu, Canh xào không thêm nhiều hương liệu, Bánh trôi nước.
- Cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim.
 

Mâm cỗ cúng gia tiên:
      Mâm cỗ mặn thông thường có 4 bát, 6 đĩa, tổng cộng thành tròn 10 món. - 4 bát gồm bát ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc. - 6 đĩa gồm thịt gà (hoặc thịt lợn), giò (hoặc chả), nem thính (đĩa xào), dưa muối, xôi (hoặc bánh chưng) và nước chấm.
     Đồ lễ khác gồm: - Hương - Hoa tươi - Vàng mã - Đèn nến - Trầu cau - Rượu, thuốc lá
 
Trong ngày Rằm tháng Giêng các gia đình nên chuẩn bị một mâm cỗ mặn. Theo quan niệm là 4 bát và 6 đĩa với ý nghĩa vẹn tròn.


VĂN KHẤN RẰM THÁNG GIÊNG

Bài văn khấn rằm tháng Giêng tại nhà:
- Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật,Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là: ...........................Ngụ tại:...............................................
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm... gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án. Chúng con kính mời ngày Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ................... nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật. Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy).

THAM KHẢO MÂM CỖ CÚNG RẰM THÁNG GIÊNG.
 
     1. Cỗ chay với 10 món gồm :  Nem cà tím, chả đậu xanh, nem lụi, mề chay xào thập cẩm, cà tím nướng phô mai, phở cuốn nấm chay, canh ngũ vị, bánh bao chay, xôi đỗ xanh, bánh ngô hấp.
 

     2. Mâm cỗ chay rất đẹp mắt gồm : bánh gấc, chè kho, canh rau củ thập cẩm nấm hạt sen, rau củ xào nấm, đậu sốt nấm hạt sen và thịt xá xíu chay 
 

      3. Mâm cỗ chay đơn giản gồm 4 món nem rau củ, nộm miến, bì chay cuốn, canh nấm 
 

     4. Mâm cỗ chay của chị Đinh Huyền (Tp Hồ Chí Minh)
 

       5. Mâm cơm chay rất hấp dẫn bao gồm các món gà chay, giò chay, nem và các món canh, rau củ xào.
 

 
      6. Mâm cơm chay của một gia đình ở Tam Điệp, Ninh Bình chia sẻ, ở chỗ gia đình sống không có sẵn các nguyên liệu chay đã qua chế biến vì thế đã tự mua các nguyên liệu như rau củ về làm các món chay đơn giản. 
 

 
      7. Mâm cỗ mặn cúng gia tiên 
 

 



 

 
.
 
 
 Nguồn: Sưu tầm
 
Video: Không gian cảnh quan công viên Thiên Đức tựa chốn Bồng Lai
 

CÔNG VIÊN TƯỞNG NIỆM THIÊN ĐỨC - NƠI HIẾU NGHĨA VẸN TRÒN
       
(Với thông điệp mong muốn mang lại cho khách hàng sự
Bình An trong Tâm - Nơi lòng Hiếu Nghĩa được Tôn Vinh - Hướng về Nguồn Cội)

---------------
✅ Quý khách cần tìm hiểu thông tin và đăng ký thăm quan công viên miễn phí.
☎️ Xin liên hệ: Nguyễn Phương Nam - 09 85 85 99 72 - Nguyễn Hồng Vân: 091 858 9466 ( Phục vụ24/24)
☑ Email: namthienducvinhhangvien@gmail.com
☑ Trụ sở chính: Tầng 8 - Tòa nhà Imperial - Số 71 Vạn Phúc - Liễu Giai - Ba Đình - Hà Nội.
☑ Công viên Thiên Đức:  Xã Trung Giáp - Bảo Thanh - Phù Ninh - Phú Thọ.
☑ Website: http://vinhhangvien.com
---------
✅ Xem thêm: (QUAY VỀ => TRANG CHỦ)
✔️ Phong thủy tổng thể Công viên Thiên Đức                          ✔️ Đồi Đại Lộc  ✔️ Đồi Đại Bi   ✔️ Đồi Đại Phát  ✔️ Đồi Đại An  ✔️ Đồi Đại Phúc 
✔️ Đất ngũ sắc tốt trong việc an táng                                        ✔️ Đồi Chùa Thiên Long  ✔️ Đồi Vườn Điều  ✔️ Đồi Kim Quy  ✔️ Đồi Đại Cát 
✔️ Tầm nhìn - Sứ mệnh - Giá trị cốt lõi Thiên Đức                    ✔️ Đồi Phượng Hoàng  ✔️ Đồi Vườn Đào   ✔️ Đồi Hoàng Long 
✔️ 20 cách bồi Phúc để gia tăng Phước Báu                            ✔️ Bốc mộ cải táng cần chuẩn bị và thực hiện như thế nào?
✔️ 9 điều lợi ích giúp đời sống An lành tăng Phúc Thọ             ✔️ Đặt gì vào tiểu quách khi sang cát bốc mộ?
✔️10 điều Tâm niệm của Đức Phật giúp mọi người an lạc       ✔️ Cốt Thất Bảo bốc bát hương là gì? Và cách nhận biết?
✔️ Cách đi lễ Chùa mang lại Hạnh Phúc trong đời sống           ✔️ Kinh nghiệm lựa chọn tiểu quách.
✔️ Hiểu chánh pháp giúp cuộc sống giải thoát                          ✔️ Bốc bát hương cần có những gì?
✔️ Hướng dẫn cách thắp hương gia tiên - hiếu đạo                  ✔️ Hướng dẫn cách bốc bát hương tài nhà?
✔️ Hiểu về nghi lễ thờ cúng Đền - Chùa - Miếu - Phủ               ✔️ Tang lễ và những điều cần biết chuẩn bị cho tang lễ?
✔️ Tang lễ và những điều cơ bản cần biết.                                ✔️ Giới thiệu phong thủy tổng quan Thiên Đức 
✔️ Các Dịch vụ phục vụ lợi ích khách hàng tại Thiên Đức         ✔️ Lịch sử hình thành công viên Thiên Đức 
✔️ Hạng mục công trình nổi bật tại Thiên Đức                           ✔️ Lãnh vực kinh doanh Thiên Đức 
✔️ Đăng ký thăm qua Thiên Đức miễn phí                                 ✔️ Truyền thuyết đồi mả khách - đất vàng tâm linh
✔️ Các đồi phong thủy - sản phẩm đang mở giao dịch              ✔️ Đồi phong  thủy liền thổ tại Thiên Đức
✔️ Bông hồng cài trên áo ngày lễ vu lan                                    ✔️ Các công trình nổi bật tại Thiên Đức 
✔️ Mùa vu lan báo hiếu - Ý nghĩa và cách cúng                         ✔️ Các dòng sản phẩm tại Thiên Đức
✔️ Cung cấp đất nghĩa trang và đất mai táng                             ✔️ Các khuôn viên mang lại Phúc khí cho gia tộc
✔️ 10 điều tâm niệm của Đức Phật phần 2                                 ✔️ Phong cách Nhật Bản - kiến trúc mới Thiên Đức 
✔️ Họa Phước đến từ đâu?                                                        ✔️ Bước chuyển đổi phong thủy số 1 giúp cải mệnh & vận số
✔️ Nét đẹp tâm hồn và nhân cách                                              ✔️ Thế nào là nghĩa trang văn minh?
✔️ 5 cách dạy con với nghịch cảnh của cuộc sống.                   ✔️ Đất nghĩa trang và phong thủy đẹp.
✔️ Lão tử và các câu nói giúp mọi người tĩnh tâm                     ✔️ Chốn bồng lai tiên cảnh mang tên Thiên Đức
✔️ 7 cách bồi phúc của Đức Phật                                               ✔️ Công viên tưởng niệm Thiên Đức tại Đất Tổ Phú Thọ
✔️ 10 Đức Hạnh mỗi con người cần sửa Tâm hàng ngày.         ✔️ Lễ cung nghinh xá lợi Phật tại Thiên Đức
✔️ Ngược lại của Bất hiếu là Báo hiếu                                        ✔️ Lễ cung nghinh xá lợi Phật tại Thiên Đức
✔️ 7 ác nghiệp khiến Phúc Báo của bạn mất đi                          ✔️ Chương trình vu lan trực tuyến 2020 tại Thiên Đức
✔️ Đại lễ cung nghinh Phật Ngọc Hòa Bình thế giới                   ✔️ Đại tượng Phật A DI Đa cao nhất miền Bắc                            
✔️ Đại tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn                                 ✔️ Tượng Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát
✔️ Đại tượng Phật Di Lặc                                                            ✔️ 500 vị tôn giả A La Hán
✔️ Chùa Thiên Long Tự                                                               ✔️ Thiên Đức nơi hiếu nghĩa vẹn tròn

Chân thành cảm ơn!                       

Chia sẻ

Bình luận