0985.85.99.72
1
Bạn cần hỗ trợ?

Các bước chuẩn bị cúng ông Công ông Táo đúng cách

✅ Ông táo (Táo quân hay Thổ Công) là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ, ông là vị thần quyết định sự may, rủi, phúc họa của cả gia chủ, bên cạnh đó ông còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình gia chủ. Vì vậy tục cúng ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ,
      1. Tuyền thuyết Táo quân
 
      Theo Truyền thuyết Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép cụ thể, chi tiết hơn như sau:

      Có người tên Trọng Cao có vợ là Thị Nhi sống với nhau đã lâu nhưng không có con, nên sinh ra buồn phiền và hay cãi cọ. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ, Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại thấy mình cũng có lỗi, bèn đi tìm vợ, nhưng tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên đành phải đi ăn xin. Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi mời Trọng Cao vào nhà, hai người kể mọi chuyện cho nhau nghe và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.

     Khi Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao nấp trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo. Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết cùng vợ.
 

      Linh hồn của ba người được đưa lên Thượng đế. Thượng đế thấy ba người đều có nghĩa, nên sắc phong cho làm Táo Quân, gọi chung là Định phúc Táo Quân, nhưng mỗi người giữ một công việc:
- Phạm Lang làm thổ công, trông coi việc bếp. Danh hiệu là: Đông trù tư mệnh táo phủ thần quân.
- Trọng Cao làm thổ địa, trông coi việc nhà cửa. Danh hiệu là: Thổ địa long mạnh tôn thần.
- Thị Nhi làm thổ kỳ, trông coi việc chợ búa. Danh hiệu là: Ngũ phương ngũ thổ phúc đức thánh thần.


       2. Nhân dân có tục lệ thờ 2 ông 1 bà và ngày 23 tháng chạp hàng năm làm lễ Táo Quân, tế ông Công, ông Táo lên chầu trời

      Ông táo (Táo quân hay Thổ Công) là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ, ông là vị thần quyết định sự may, rủi, phúc họa của cả gia chủ, bên cạnh đó ông còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình gia chủ. Vì vậy tục cúng ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ "thần Bếp" chuyên cai quản việc bếp núc.Ông Táo về trời sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Cá chép là phương tiện để ông Táo cưỡi về trời. Vào ngày này, sau khi cúng lễ xong, các gia đình đều cúng con cá chép rồi đem ra sông hay ra ao...thả. Bởi ngụ ý "cá vượt Vũ môn" hay "cá chép hóa rồng", cá chép mang ý nghĩa biểu tượng cho sự thăng hoa, tinh thần vượt khó, sự kiên trì và bền bỉ để đi tới thành công.
     Do vậy hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình. Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp

 
     3. Thời điểm cúng ông Táo

      Nếu nhà bạn có ban thờ Táo quân (thường đặt gần bếp) thì thắp hương ở ban thờ này. Nếu không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp vì từ xưa đến nay, ban thờ luôn được coi là ăng ten để giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần thế và thần linh.
 

    Thời điểm Lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo  từ ngày 21 tháng Chạp đến trước 12 giờ 23 tháng Chạp vào trưa.
      Theo lịch vạn niên, Tết ông Công ông Táo năm 2024 rơi vào thứ Sáu, ngày 2/2/2024 (dương lịch). Trường hợp gia chủ bận việc, có thể cúng Táo quân trước ngày 23 tháng Chạp. Tùy điều kiện gia đình, bạn có thể cúng ông Công ông Táo trước từ 1 ngày - 1 tuần, nhưng tốt nhất là trong khoảng thời gian từ 20 - 23 tháng Chạp, chuyên gia gợi ý.
       Dưới đây là một số ngày, giờ hoàng đạo để bạn có thể thực hiện lễ cúng ngày 23 tháng Chạp một cách trọn vẹn, giúp đem lại nhiều bình an, tài lộc và may mắn theo gợi ý của chuyên gia phong thủy
      - Ngày 20 tháng Chạp (tức ngày 30/01/2024 dương lịch): Các khung giờ đẹp thích hợp để làm gồm: 7-9h; 13-15h, 19-21h.
      - Ngày 21 tháng Chạp (tức ngày 31/01/2024 dương lịch): Các khung giờ đẹp thích hợp để làm gồm: 15-17h; 17-19h.
      - Ngày 22 tháng Chạp (tức ngày 01/02/2024 dương lịch): Các khung giờ đẹp thích hợp để làm gồm: 9-11h; 15-17h; 19-21h.
      - Ngày 23 tháng Chạp (tức 02/02/2024 dương lịch): Các khung giờ đẹp thích hợp để làm gồm: 7-9h; 9-11h.
 
   4. Lễ vật cúng ông Táo 

    4.1 Mũ ông Công ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Chiếc mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn; mũ dành cho Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyến màu sắc sặc sỡ.
     - Ông Phạm Lang – Thổ Công trông nom việc bếp nên áo mũ màu đỏ
     - Ông Trọng Cao – Thổ Địa quản đất đai long mạch nên áo mũ màu vàng
     - Bà Thị Nhi – Thổ Kỳ trông nom chợ búa mua sắm nên áo mũ màu xanh



 


        - Hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi. Ba bộ mũ áo, hia hài Táo Quân cùng tiền vàng.
     
       4.2. Phương tiện của ông táo :
      - 
 
Chuẩn bị cá chép giấy :  Gia chủ mua 3 con cá chép 1 đỏ, 1 vàng, 1 xanh lá 
       + Cá đỏ dài 8,6 hoặc 6,8 cm lấy cung Thiên Tài.
       + Cá vàng dài 8,7 hoặc 9,1 cm lấy cung Quan Quý.
       + Cá xanh hoặc cá mình trắng vây xanh, dài 8,2 hoặc 9,3 cm lấy cung Đạo Đức.
       - Ngoài ra để các ông, bà Táo có phương tiện về chầu trời ở 3 miền cũng khác nhau :
       +  Miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ được "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông) sau khi cúng.
       +  Miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ.
       +  Miền Nam thì lễ vật đơn giản, họ chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.Tùy theo từng gia cảnh.

     Nơi đặt cá chép: Cá chép được coi là linh vật đưa Táo quân lên trời, vì vậy khi cúng lễ nên đặt cá chép ở gần khu vực thờ cúng. Nếu có ban thờ trong bếp thì đặt ở khu bếp, còn chưa có thì đặt gần ban thờ thần linh trong nhà.
      Khi cúng ông Công ông Táo, chỉ cần thấy hương cháy đến 2/3 là các gia đình có thể mang vàng mã ra hóa và mang cá đi phóng sinh, tiễn ông Táo về trời

   4.3. Mâm cỗ cúng ông công ông táo là mâm cỗ mặn, không cần quá cầu kỳ, tùy vào điều kiện của gia đình để sắm sửa.

   - Cơ bản nhất của mâm cúng ông táo gồm có: gà, xôi, rượu 3 chén, nước 3 chén, 3 cọc tiền, 3 đồng tiền vàng, 1 lá trầu, 1 quả cau. Mỗi ông táo là 3 nén nhang thì thành 9 nén nhang.

   - Sau đây là một số món ăn gợi ý cho mâm cỗ mặn:
  +  Xôi : xôi gấc, xôi dừa, xôi cốm, xôi đậu xanh, xôi hạt sen, xôi lá dứa, xôi xéo, xôi mặn, ....
  + Bánh chưng : bánh chưng truyền thống, bánh chưng gù, bánh chưng ngũ sắc, bánh chưng gấc, bánh chưng 
  + Gà : Gà luộc, Gà quay rô ti, Gà rán
  + Nem : Nem rán truyền thống, nem hải sản, nem bơ
  +  Thịt lợn : Chân giò luộc, chân giò hầm, chân giò muối, Ba chỉ luộc, Ba chỉ quay, tai heo cuộn luộc, thịt lợn chiên, thịt đông...
  +  Thịt bò : Thịt bò sốt vang, Thịt bò lúc lắc, thịt bò bittet
  + Giò, chả :  Chả lụa, chả bò, chả quế, giò lụa, giò gà, giò me, giò tai, giò bò, giò tai heo...
  + Mực : Mực hấp, Mực chiên bột, mực xào
  + Tôm : Tôm hấp bia, tôm hấp nước dừa, tôm xốt bơ tỏi, tôm rang muối, tôm chao mỡ hành, ...
  + Nộm : Nộm đu đủ, Nộm rau củ ngó sen, nộm bảy màu, salat rau củ, 
  + Các món xào : Tim cật xào thập cẩm, Rau củ xào thập cẩm, Miền xào hải sản
  + Canh : Canh bóng, canh măng móng giò, canh nấm, Canh su su mọc, Canh đậu và rong biển
  + Món nhẹ : Khoai lang kén, Khoai tây chiên, Ngô chiên, 
  + Món dưa : Dưa, hành muối, kim chi,...


5. Hướng cúng ông táo
- Hướng Bắc cúng Thượng Đế
- Hướng Tây cúng Phật
- Hướng Nam cúng Thần Tiên
- Hướng Đông cúng các Vị Thánh và các Tiên Vương.
Bởi vậy khi làm lễ cúng ông công ông táo, gia chủ nên sắp bàn lễ quay về hướng Nam để cúng là tốt nhất.

6. Văn khấn ông Táo

(Bài 1)

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: ……………Ngụ tại:…………
Hôm nay ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần.
Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.
Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Chú ý: Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để cá trở ông Táo lên chầu trời.


(Bài 2)

- Kính lạy Thượng Đế. Kính lạy Ngũ Đế. Đông phương Thanh Đế, Nam phương Xích Đế, Tây phương Bạch Đế, Bắc phương Hắc Đế, Trung ương Hoàng Đế.
- Kính lạy thượng đàm thần tướng thiên thiên tướng. Trung đàm thần tướng thiên thiên binh. Hạ đàm thần tướng thiên thiên mã.
- Kính lạy sơn thần, long thần, thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ lai sàng chứng giám.
Hôm nay là ngày 23 tháng chạp năm... Bính Thân.
Là ngày thần Táo Quân về trời tấu sớ.
Tín chủ con tên là... sinh ngày... tháng... năm... nguyên quán... địa chỉ thường trú...
Với tấm lòng thành kính con xin có chút lễ vật, nhang đăng thỉnh cầu kính mời Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Thần Tướng, Thiên Tướng, Thiên Binh, Thiên Mã, cùng chư vị thần tiên trên trời dưới đất, chứng giám cho con được làm lễ tiễn thần Thổ Công Táo Quân về trời.
- Kính lạy Thổ thần thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ lai sàng chứng giám. Trong năm qua nhờ ân phúc của các ngài chúng con được mạnh khoẻ, hạnh phúc, mọi điều may mắn.
Nay con làm lễ với tấm lòng thành kính tiễn ngài về trời tấu xin Thượng Đế, Ngũ Đế, cùng chư vị thần tiên phù hộ độ trì cho đất nước con, quê hương con, gia tộc và gia đình con được mạnh khoẻ hạnh phúc, an khang thịnh vượng.
Con cầu xin Thượng Đế, Ngũ Đế các vị thần tiên cùng chư ngài chứng giám cho tấm lòng thành kính của con.
Kính chúc Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị thần tiên cùng chư ngài thiên thiên tuế.
(Con xin đa tạ. Con xin đa tạ, con xin đa tạ!)

Chú ý:  Sau khi cúng xong thì lại kính lễ 9 lần. Lễ xong đi lùi ba bước mới được quay lưng đi. * Chờ nhang cháy 1/3 ta đã có thể mang vàng mã đi hoá cho các vị thần. Hoá xong thì gói tro vào một tờ giấy màu đỏ sạch sẽ, rồi mang cá và tro đi thả ở sông, suối, hay hồ nước có dòng chảy lưu thông. Không nên thả ở những hồ nước bẩn, ao tù.


7. Những kiêng kị cần tránh khi cúng ông táo
- Không cúng sau 12 giờ ngày 23
- Không đốt tiền vàng mã âm phủ : Vì Táo quân là thần tiên chứ không phải vong hồn người âm
- Không đặt mâm lễ cúng ở dưới bếp : Tất cả các vị này đều phải được thờ phụng ở trên bàn thờ chính của gia đình
- Không cầu xin tài lộc: Táo Quân lên thiên đình là để trình báo việc lớn nhỏ của hạ giới với Ngọc Hoàng.
- Không thả cá chép từ trên cao xuống: Cá chép là phương tiện để Táo Quân về trời được xem như là biểu tượng của thần linh chính vì vậy các gia đình thả cá chép từ trên cao xuống hay bọc cá chép trong bao nilon rồi thả xuống được xem như là hành động mạo phạm, mất ý nghĩa tâm linh.
- Không cúng lễ vật cầu kì : Việc cúng ông Công ông Táo là một nghi lễ thiêng liêng, chủ yếu là ở sự thành tâm của gia chủ, vì thế lễ vật cúng không cần quá cầu kỳ, xa xỉ, chỉ cần đầy đủ lễ vật là được. Nếu cúng quá cầu kỳ rất tốn kém cho gia chủ, bạn chỉ nên chuẩn bị lễ vật phù hợp với điều kiện của gia đình.

 

THAM KHẢO MÂM CỖ CÚNG ÔNG CÔNG, ÔNG TÁO
 


 


 


 


 

.


Góc nhìn phân tích của những người có tư duy logic:

1. Bản chất việc này từ xa xưa chưa có, sau đó có câu chuyện  truyền thuyết, và được con người mô phỏng theo góc nhìn của thần thánh hóa. Và truyền tải thông  tin để trở thành vấn đề thờ cúng, với mục đích là để cho gia đình có tài lộc, may rủi, định phúc đức. Thì điều này không lô gic. Mà nó chỉ có tính biểu tượng, nhắc nhở mọi người là làm gì cũng có người đang quan sát và báo cáo. Mục đích để hạn chế con người trong gia đình làm điều sai trái, hướng con người đến lao động tích cực, thì vật chất sẽ đủ đầy. Chứ không có nghĩa phải thờ cúng để lấy may rủi. Vì tài lộc may rủi đều do con người cấu tạo nên mà thành. Chứ nếu chúng ta bám chấp vào việc này, thì chỉ cần ở nhà thờ cúng, tự nhiên có đồ ăn, thức uống, xe sang, vợ đẹp, con không, tài sản tích lũy, trí tuệ v.v... sẽ rơi vào người chúng ta, thì điều này không thể. 

2. Tục lệ: là những điều quy định, nếp sống từ lâu đời đã thành thói quen trong một phạm vi ,tục lệ cổ truyền của dân tộc tôn trọng tục lệ của đồng bào" điều này cũng thể hiện đất nước Việt Nam rất tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, chỉ trừ những tín ngưỡng mang màu sắc mê tín, phá hoại chính quyền, đi ngược đạo đức dân tộc là bị kiểm soát.  Nhưng đôi khi có những tục lệ không giải thích và chứng minh được nguồn gốc căn cơ, mà con người automatic cứ thế làm theo mà không rõ nguyên nhân, gọi là tục lệ. Rồi nhiều người thực hiện được gọi là văn hóa. Mà không tìm hiểu sâu sa, Thượng đế là niềm tin tín ngưỡng, chứ chưa ai nhìn thấy thượng đế, một thứ vô hình, được con người tạo ra trong văn chương, sách vở, truyền thuyết. Thượng đế cũng chỉ là tên gọi, vì khi mọi người lôi hình ảnh thượng đế về não, mà truyền tải lại thì có vô vàn bức tranh tưởng tưởng ra, nên đây gọi là thế giới tưởng. 

3. Tín ngưỡng: Là nghi lễ gắn liền với phong tục và tập quán. Là niềm tin của con người với hiện tượng sự vật. Nhưng cũng có nhiều người không hiểu hết ý nghĩa các vấn đề nên đôi lúc tín ngưỡng đơn thuần, chất chất lại trở thành những thứ mê tín, giải thích không rõ ràng. 

4. Câu chuyện 3 người ở tận Trung Quốc, sau đó được thần  thánh hóa, và được  thờ tự trong mỗi gia đình. Mà đôi khi những người thờ cúng cũng không biết đấy đang thờ ai. Chỉ biết, khi sinh ra đã thấy Ông, Bà, Bố, Mẹ đã làm vậy, nên thế hệ sau cứ thế mà làm và không tìm hiểu nguyên nhân cốt lõi, việc này ý nghĩa để làm gì. 

5. Rồi khi seach trên mạng internet thì có vài trăm nghìn bài viết dạng này, người đọc đọc xong và làm theo, thì vô tình những người không biết đang hướng dẫn những người chưa biết, sẽ tạo ra cả một thế hệ vừa Mê lại vừa Tín. Bởi vì trí tuệ phân tích tư duy không có, nên ta làm việc tốt từ Tâm, nhưng việc đó mang lại cả hệ lụy xấu, mọi người trở nên yếu đuối, dùng tha lực bên ngoài, mà bản chất con người mới là trung tâm của vụ trụ thu nhỏ. Ví dụ: Như người mẹ cứ cho con ăn uống, tâm thì tốt, nhưng hệ lụy gây ra là béo phì. Tiền đề cho các bệnh tật phát sinh sau này. 

6. Nếu ai đã từng nghiên cứu Đạo Phật gốc, sẽ hiểu ra các chân lý  gốc của đạo đức, còn các pháp sau này theo thời gian của lịch sử, và sự mai một, thiếu hiểu biết của đời người, nên chế ra các pháp khác nhau với mục đích cụ thể nào đó. Giống như việc thờ cúng Ông Công, Ông Táo mà không hề tư duy, sự việc Ông Công Ông Táo muốn nhắc nhở con người việc gì. Còn truyền thuyết, lời văn có định hướng là có tính chất truyền thông, răn đe, giáo dục, nhưng con người thiếu sự hiểu biết thì coi đây là việc thần thánh hóa. 

7. Ý nghĩa gốc của việc này là hàm ý nhắc nhở: 1.Trong mỗi gia đình cần có sự hòa thuận, nhịn nhường giữa các thành viên. 2. Luôn lấy sự đầy đủ vật chất thông qua lao động. 3. Sau lao động chính là sự tiến hóa của trí tuệ, sai, sửa, rút kinh nghiệm tạo ra năng suất. 

8. Đất nước Việt Nam với 64 dân tộc với nhiều phong tục, tập quán, tục lệ khác nhau. Nhà nước tôn trọng và gìn giữ những văn hóa cổ đó, nên quyền tự do tín ngưỡng là do người dân lựa chọn. Vì bản chất "Pháp" phục vụ cuộc sống để hạnh phúc, đúng "Pháp" mà làm cuộc sống sáo trộn thì phải thay đổi "Pháp". Nên chúng ta nên hiểu biết tường tận các sự việc, để áp dụng thực tế trong từng thời điểm, hoàn cảnh, con người để đạt mục đích cuối cùng là cuộc sống trong mỗi gia đình Hạnh Phúc. Nên sẽ không có "Đúng" và không có "Sai" nó chỉ mang tính phù hợp. Vì việc này có thể chỉ có tại một số tỉnh  tại Việt Nam, các dân tộc khác lại có cách suy nghĩ, cách làm khác. Chưa kể các đất nước, dân tộc khác trên thế giới họ có những văn hóa riêng của họ. Mục đích thì giống nhau, nhưng các hành động cụ thể để diễn giải thì khác nhau. Nên chúng ta còn có tư duy mục tiêu như vậy sẽ không còn phán xét người này, người này sai, quan niệm này đúng, quan điểm này sai. Vì bản chất vũ trụ này luôn có 2 thái cực gọi là nhị nguyên - Cực âm - Cực dương, hai cực này sẽ tự triệt tiêu nhau để trở về không, đó là quy luật của thế giới. 

Tóm lại: Nên bài viết trên có tính chất tham khảo và cung cấp thêm các góc nhìn khác về các bước trong việc thờ cúng Ông Công, Ông Táo và các bước chuẩn bị cho buổi nghi lễ. Tùy theo tín ngưỡng của mỗi người để lựa chọn áp dụng trong các hoàn cảnh khác nhau. Để đạt mục đích cuộc sống của con người. Cái này được gọi là Tùy Duyên.

Nguồn: Sưu tầm văn hóa dân gian và góc nhìn tín ngưỡng. 




Video: Không gian cảnh quan công viên Thiên Đức tựa chốn Bồng Lai


CÔNG VIÊN TƯỞNG NIỆM THIÊN ĐỨC - NƠI HIẾU NGHĨA VẸN TRÒN
       
 (Với thông điệp mong muốn mang lại cho khách hàng sự
Bình An trong Tâm - Nơi lòng Hiếu Nghĩa được Tôn Vinh - Hướng về Nguồn Cội)
---------------

✅ Quý khách cần tìm hiểu thông tin và đăng ký thăm quan công viên miễn phí.
☎️ Xin liên hệ: Nguyễn Phương Nam - 09 85 85 99 72 - Nguyễn Hồng Vân: 091 858 9466 ( Phục vụ24/24)
☑ Email: namthienducvinhhangvien@gmail.com
☑ Trụ sở chính: Tầng 8 - Tòa nhà Imperial - Số 71 Vạn Phúc - Liễu Giai - Ba Đình - Hà Nội.
☑ Công viên Thiên Đức:  Xã Trung Giáp - Bảo Thanh - Phù Ninh - Phú Thọ.
☑ Website: http://vinhhangvien.com
----------
✅ Xem thêm: (QUAY VỀ => TRANG CHỦ)
✔️ Phong thủy tổng thể Công viên Thiên Đức
✔️ Đất ngũ sắc tốt trong việc an táng
✔️ Tầm nhìn - Sứ mệnh - Giá trị cốt lõi Thiên Đức
✔️ 20 cách bồi Phúc để gia tăng Phước Báu
✔️ 9 điều lợi ích giúp đời sống An lành tăng Phúc Thọ
✔️10 điều Tâm niệm của Đức Phật giúp mọi người an lạc
✔️ Cách đi lễ Chùa mang lại Hạnh Phúc trong đời sống
✔️ Hiểu chánh pháp giúp cuộc sống giải thoát
✔️ Hướng dẫn cách thắp hương gia tiên - hiếu đạo
✔️ Hiểu về nghi lễ thờ cúng Đền - Chùa - Miếu - Phủ
✔️ Tang lễ và những điều cơ bản cần biết.
✔️ Các Dịch vụ phục vụ lợi ích khách hàng tại Thiên Đức
✔️ Hạng mục công trình nổi bật tại Thiên Đức
✔️ Đăng ký thăm quan & Lịch trình - Xe đưa đón tại Hà Nội - Miễn phí
✔️ Các đồi phong thủy - sản phẩm đang mở giao dịch 
✔️ Tổng hợp các câu chuyện phong thủy 
✔️ Cẩm nang phong tục tín ngưỡng 
✔️ Tục tảo mộ cuối năm - Tục mời ông bà tổ tiên về ăn Tết với con cháu 
✔️ Mâm ngũ quả - Ý nghĩa - Cách bày và những sai lầm cần tránh
✔️ Cúng tất niên Ý Nghĩa - Bài khấn
✔️ Cúng rằm tháng giêng đúng cách - Những điều cần biết

C
hân thành cảm ơn!

Chia sẻ

Bình luận