0985.85.99.72
1
Bạn cần hỗ trợ?

Tang lễ những điều cần biết - Phần 2 : Tổ chức tang lễ

✅ Tang lễ và những điều cần biết phần 2 - Khâu tổ chức tang lễ. Phận làm con, ai cũng muốn làm tròn đạo Hiếu. Công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ với con cái cao ngất như trời xanh, rộng mênh mông như biển cả. Cả đời này, con cái không sao báo đáp trọn vẹn được. Một trong những việc báo hiếu đối với cha mẹ là tổ chức tang lễ cha mẹ sao cho trọn vẹn.
 
 TỔ CHỨC TANG LỄ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT 
 

 

        NHỮNG VIỆC TRONG TANG LỄ 
       Trong Tang lễ, quan trọng nhất là Tang lễ Cha Mẹ. Nhân dân ta luôn quan niệm: “Sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn - Việc chết như việc sống, việc mất như việc còn”. Bởi vậy dù khó khăn đến đâu, khi lâm sự ai cũng cố gắng hết mức, để lo việc hậu sự cho Cha Mẹ được chu đáo vẹn toàn. Thể hiện tấm lòng báo hiếu được trọn vẹn của con cháu.

       Người bình tĩnh đến đâu, cũng rối trí khi trong nhà có người thân qua đời. Chính vậy mới có câu: “Tang gia bối rối”. Người chủ gia đình lúc này cần phải làm chủ bản thân, nén đau thương để quán xuyến mọi việc. Trong gia tộc hoặc trong họ, cần cử ra một người cùng giúp, quán xuyến và xếp đặt mọi việc; có sự phối hợp giúp đỡ của cộng đồng dân cư, các hội, các đoàn thể và đơn vị cơ quan... 

       Dù đau thương đến đâu, con cháu cũng phải nén lòng chưa được vật vã khóc than. Xưa nay vẫn kiêng, không để con cháu rớt nước mắt trên thi hài người đã khuất. Con cháu chỉ khóc từ sau lễ phát tang. Khi đã tuyệt khí, vuốt mắt người chết rồi đưa thi hài xuống đất, gọi là hạ thổ. Việc tiếp đất này là hấp lấy sinh khí đất, xem có hồi dương - (sống lại) không. Sau đó đưa lên giường, lấy một chiếc đũa đặt giữa hai hàm răng, để sau làm lễ phạm hàm được dễ; nếu không, sau phải lấy cái lược cậy hàm răng mới làm phạm hàm được. Lấy bông nút kín các lỗ tai, mũi và hậu môn. Buộc hai ngón tay cái và hai ngón chân cái lại. Hai tay đặt lên bụng.   Đưa thi hài vào giường phủ khăn mỏng hoặc tờ giấy bản lên mặt, rồi buông màn như người đang ngủ. Chuẩn bị nấu nước ngũ vị hương để lau tắm và thay quần áo. Đầu giường thắp nhang, chờ được giờ tốt mới nhập liệm.

 


 

       NHỮNG VIỆC TRƯỚC KHI PHÁT TANG

       Trước khi làm Lễ phát tang có nhiều việc được tiến hành đồng thời, không phân biệt trước sau. Đại thể phải làm 7 việc chính sau đây:

 
     
1. Báo tang : 

        Điện báo cho con cháu nội ngoại xa gần biết, thu xếp về chịu tang. Đồng thời báo cho chính quyền, tổ chức xã hội, đoàn thể, cơ quan đơn vị để có sự phối hợp lo việc hậu sự chu đáo. Liên hệ ban quản trang ký hợp đồng việc mai táng.

       Ở nông thôn chưa có ban quản trang, trong nội tộc thu xếp người lo việc đào huyệt. Cử người mua quan tài, vải liệm, làm ảnh, thuê tăng âm loa đài và các thứ cần thiết… (Xem phần 1 : Mua gì, chuẩn bị gì cho tang lễ) mời thầy cúng và hội kèn trống, lên lịch thời gian phát tang, phúng viếng, truy điệu và mai táng… Cần kiểm tra kỹ việc mời thầy cúng, không để xẩy ra mời hai thầy cúng một lúc, rất khó xử.

       Việc tham gia ý kiến của người khác, cần khéo léo và tế nhị; không làm tang chủ rối trí trong lúc đang đau buồn, tránh sự căng thẳng không cần thiết, dễ xẩy ra tình trạng “lắm thầy rầy ma”.
 


 

       2. Thành lập ban tang lễ :

       Thành lập Ban Lễ tang và cử người làm Trưởng ban. Thường một công dân mất, do trưởng xóm, trưởng làng, hoặc trưởng khu phố làm Trưởng ban lễ tang. Các thành phần gồm có: đại diện Mặt trận, đại diện tổ chức xã hội, đại diện đoàn thể, đại diện cơ quan, đơn vị và đại diện gia đình.

       Phải căn cứ vào địa vị xã hội của người đã mất mà cử Trưởng, Phó Ban lễ tang cho phù hợp. Trong Ban Lễ tang cần có sự phân công cụ thể các việc làm cho từng thành viên, giúp gia chủ khi tang gia bối rối. Nghĩa tử là nghĩa tận!

       Sau khi thành lập Ban lễ tang, ra Thông báo, Cáo phó hoặc Tin buồn cho mọi người biết. Thông thường là viết TIN BUỒN trên một tờ giấy rộng, chữ chân phương rõ ràng.

       Tin buồn và Danh sách Ban Lễ tang, treo ở chỗ mọi người dễ nhìn thấy nhất. Từ cổng nhà ra tới đường lớn, cắm cờ tang, nhằm thông báo cho người đến phúng viếng biết.

       3. Lập bàn thờ vong và trang trí phòng tang cách bài trì bàn thờ vong và phòng tang còn tùy thuộc vào từng vùng miền, mỗi vùng miền có cách bài trí khác nhau

       Bàn thờ vong gồm có: Ảnh người quá cố, bài vị, minh tinh, bát hương, lọ hoa, mâm hoa quả, đĩa xôi con gà. Nếu có huân huy chương đặt trong hộp kính để bên cạnh ảnh. Một đĩa để khách đặt đồ phúng viếng… Có nơi để hai cây chuối con ở hai bên, thể hiện màu xanh cuộc sống. (Nhà có nhiều khách viếng, nên có một bát hương to, hoặc một chậu hoa dùng làm bát hương)…
       Trang trí phòng tang : Ở thành phố đồ trang trí này thường đoợc các công ty dịch vụ tang lễ làm trọn gói từ A đến Z, kể cả việc cần đưa đi hỏa táng.  Còn ở nông thôn, Chính quyền thôn và Chi hội Người cao tuổi chủ động sắm trước, may cờ tang, trống cái và các thứ phục vụ cho Tang lễ, theo quỹ đóng góp tự nguyện của toàn dân.
       Áo tang cho con cháu và những người chịu tang :  Tính số người chịu tang mà làm, không được làm thừa. Con trai thì áo xô khăn trắng, con gái và con dâu thì áo xô và mũ trắng. Những người chịu tang còn lại đến hàng cháu, xé vải trắng gấp thành khăn trắng nhỏ để quấn trên đầu. Hàng chắt thì khăn vàng, hàng chút thì khăn đỏ. Hiện có đám vẫn còn giữ tục con trai đội mũ rơm, gậy tre (nếu cha mất) hoặc mũ rơm gậy vông vót vuông (nếu mẹ mất). Người chịu tang chưa về kịp, khăn tang của người đó để trên bàn thờ vong.

       4. Tắm gội, trang điểm cho người quá cố : Việc tắm gội trang điểm cho người quá cố thường được các Công ty dịch vụ tang lễ làm, tuy nhiên chúng tôi cũng xin chia sẻ cách làm của miền bắc nói chung như sau :

        Việc này xưa gọi là “Lễ Mộc dục - tắm gội”. Cần tiến hành nhanh, càng sớm càng tốt không nên để lâu. Để lâu cứng các khớp sẽ khó khăn khi nhập quan.

       Nấu nước ngũ vị hương, dùng khăn mềm lau rửa toàn thân sạch sẽ. Cắt móng tay, móng chân, chải đầu. Dùng tất nilon lồng vào hai bàn tay và hai bàn chân, để thuận tiện cho sau này, khi cải táng gom đủ các đốt tay và chân.

       Sau đó thay quần áo mới cho người chết. Nữ giới thêm đồ trang sức giả như vòng, nhẫn, dây chuyền, hoa tai… cho đẹp (có thể đánh phấn cho dung mạo hồng hào).

       Hai bàn tay để úp trên bụng, cột hai ngón tay cái và hai ngón chân cái lại. Có người cho rằng buộc như vậy là “trói” trước khi chôn! Người chết là “nhắm mắt xuôi tay”, nên để hai tay xuôi theo người. Việc làm này còn tùy thuộc tập tục từng địa phương. Ai cũng thấy Bác Hồ trong hòm kính hai tay để trên bụng!

       Dùng một dây vải rộng bản giống băng y tế, luồn qua lưng và buộc cố định hai vai lại, không để vai nở ra, nhằm khi nhập quan được dễ dàng.

       Theo Thọ mai gia lễ khi làm lễ mộc dục, tang chủ quỳ xuống khóc mà than rằng: “Tư thỉnh mộc dục, dĩ điều cựu trần. Cẩn cáo!” . Nay xin tắm rửa sạch sẽ bụi trần. Kính cáo! Rồi tiến hành tắm gội. Trong Thọ Mai quy định con trai tắm gội cho Cha, con gái tắm gội cho Mẹ. Đây là một trong những việc báo hiếu cuối cùng của con cái đối với cha mẹ. Ngày nay cũng không nên câu nệ quá, tùy điều kiện mà vận dụng, người trong họ tộc hoặc bạn làm cũng được.
 


 

       5. Bỏ gạo và tiền vào mồm 

       Lễ này gọi là Phạm hàm - Là bỏ gạo, tiền vào mồm làm cho thanh tịnh người chết. Dùng đũa tách hai hàm răng ra, rồi bỏ gạo nếp rang và 3 đồng tiền trinh, có nhà còn bỏ thêm một chút xíu vàng sống vào mồm người chết.

       Trước kia nhà giầu có, thế gia vọng tộc còn bỏ 9 hạt trân châu. Người xưa quan niệm để trừ tà ma ác quỷ và có tiền ăn tiêu, đi đường. Thực ra có ý nghĩa rất vệ sinh. Gạo nở ra hút nước, kim loại hạn chế xú khí.

       6. Khâm liệm

       Khâm liệm nghĩa là bọc thi hài vào chăn mỏng hay vải, trước khi đưa vào quan tài (nhập quan). Khâm liệm, nhập quan, phát tang và an táng là các việc đã được chọn giờ kỹ lưỡng, đúng giờ là tiến hành các việc trên không được chậm trễ.

       Ba việc Khâm liệm, Nhập quan, Phát tang làm kế tiếp nhau, không gián đoạn. Riêng việc an táng chọn ngày giờ khác, vì còn quàn quan tài tại nhà để thờ vong thường là một ngày, một đêm nữa.

       7. Nhập quan : Là đưa thi hài vào quan tài. 

 

       NHỮNG VIỆC TỪ LỄ PHÁT TANG ĐẾN AN TÁNG

       Nhập quan xong, làm lễ phát tang ngay. Chung quy lại có 6 việc chính từ khi phát tang đến khi an táng:

       1. Lễ Phát tang :

       Lễ Phát tang còn gọi là Lễ Thành phục - Mặc áo tang, chính thức chịu tang từ giờ phút này.

       Hiện nay phần lớn đều do thầy cúng thực hiện việc này. Nội dung Lễ phát tang chủ yếu nêu nỗi đau buồn, tiếc thương vô hạn của người sống đối với người đã khuất. Nhớ lại công lao trời biển của Cha Mẹ, đã vất vả nuôi con cháu trưởng thành. Kể tên đầy đủ người chịu tang gồm con, cháu, dâu, rể anh em…

       Thực hiện nghi thức thắp hương và dâng rượu, nước cho người đã khuất thụ hưởng, cũng là thể hiện lòng thành báo hiếu của con cháu, dâu rể đối với Cha Mẹ… Sau khi lễ hoàn tất, tang chủ ra đứng bên bàn thờ vong, để đáp lễ khách phúng viếng. Các con nên thay nhau đứng túc trực. Con cháu chịu tang vào ngồi hai bên quan tài, nỉ non ai oán khóc !....

       2. Nhạc tang

        Dân ta có câu: “Sống dầu đèn, chết kèn trống!” Xem vậy đủ biết, trống kèn trong tang lễ không thể thiếu được. Trong đám tang, kèn trống chỉ bắt đầu từ Lễ phát tang, cho đến khi an táng xong về nhà làm lễ cúng an vị bàn thờ người mới mất là kết thúc 

       3. Lễ cúng sáng tối

       Lễ này gọi là “Chiêu tịch điện – Cúng sáng tối” Từ xưa vẫn cho rằng khi chưa an táng, còn quàn quan tài ở nhà, coi như cha mẹ còn sống. Trong ngày, buổi sáng và buổi tối vấn an thăm hỏi và mời bố mẹ xơi cơm, đi ngủ như thường vậy! Việc cúng này bây giờ cũng đơn giản, đến bữa dọn mâm cúng, thắp hương thành tâm khấn mời bố mẹ dùng bữa! Trước kia việc cúng này khá rườm rà. Ngày nay đã bỏ đi nhiều.

       4. Động quan

       Đêm trước hôm an táng, thường vào giờ Tý (23 – 24 giờ) thực hiện động quan, tức là nâng quan tài lên và đặt xuống ba lần, cũng có thể xoay nghiêng hai bên. Việc làm này như một động tác trở mình của cha mẹ còn đang ngủ! Nâng giấc cho cha mẹ khỏi mỏi và ngủ ngon hơn! Thế mới biết việc báo hiếu được quy định chặt chẽ đến dường nào!

       5. Phúng viếng

       Phúng viếng là biểu hiện tình cảm sâu nặng của những người trong họ tộc, của bà con trong xóm, ngoài làng ở cộng đồng dân cư và của các cơ quan đoàn thể đối với người quá cố; đến chia buồn với gia đình và tỏ lòng thương cảm, thắp nén tâm nhang để vĩnh biệt người đã khuất. Dù bận rộn đến đâu cũng thu xếp về, không quản đường xá xa xôi cố gắng đến kịp trước giờ an táng với tấm lòng “nghĩa tử là nghĩa tận!”.

       Người đến viếng vái hai vái, (vì chưa an táng coi như vái người đang sống). Tang chủ đáp lễ, cũng vái hai vái.

       Hiện nay phúng viếng thường có vòng hoa, bức trướng và phong bì tiền. Một nét đẹp Văn hóa của ta. Nhưng đây cũng là việc nhạy cảm, đơn vị, cơ quan, người đi phúng viếng cần biết giới hạn. Nếu vượt ngưỡng sẽ trở nên mất ý nghĩa.

       6. Lễ an táng : 

       Lễ an táng còn gọi là Lễ “Phát dẫn -  đưa ma”. Được giờ tốt đã chọn, mới tiến hành lễ. Thực hiện lễ an táng có 4 việc theo trình tự sau:  

       Cúng lễ trước khi di quan, còn gọi là lễ “Khiển điện - tiễn biệt”. Đây là việc của gia đình. Thầy cúng hoặc tang chủ cùng con cháu nội ngoại thực hiện Lễ tiễn biệt người quá cố về nơi an nghỉ cuối cùng. Mọi người theo thế thứ trong nội ngoại gia tộc, xếp hàng trước bàn thờ vong. Thầy cúng hoặc tang chủ thực hiện các bước thắp hương dâng rượu, nước, trang nghiêm như lễ phát tang và đọc lời ai điếu tiễn biệt lần cuối. Con cháu thành kính vái lễ. Quá trình hành lễ, nhạc tang tùy lúc tấu lên khúc bi ai Lâm khốc. 
       Làm Lễ truy điệu. Đây là việc của Ban Lễ tang thay mặt Đoàn thể, chính quyền hoặc cơ quan đơn vị…làm sau lễ Khiển điện của gia đình. Bà con trong cộng đồng dân cư, cơ quan đơn vị… và bạn bè thân hữu tập trung trước bàn thờ vong. Đại diện Ban Lễ tang lên tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu và mời Trưởng ban Lễ tang lên làm chủ lễ. Chủ lễ trang phục tề chỉnh, trịnh trọng tiến vào bàn thờ vong, thắp ba nén hương rồi vái hai vái. Tang chủ của gia đình đáp lễ cũng vái lại hai vái. Lúc này phường bát âm tấu lên khúc nhạc Lâm khốc não nùng! Mọi người lặng im trong không khí lễ tang. Chủ lễ bắt đầu hành lễ, đọc điếu văn. … Đại diện Ban lễ tang tuyên bố một phút mặc niệm tiễn biệt người đã khuất, Mọi người mặc niệm lần cuối một phút, rồi mới thực hiện di quan ra xe. Tùy vị trí xã hội của người mất mà thực hiện nghi lễ theo quy định. Cựu chiến binh được phủ quân kỳ lên quan tài. Các cựu binh mặc sắc phục nhà binh, đứng trực hai bên quan tài, theo hướng dẫn của quân đội. 
       Di quan. Trước khi di quan, đại diện gia đình nói lời cảm ơn và xin được lượng thứ có điều gì khiếm khuyết trong lúc tang gia bối rối.Ở vùng nông thôn hiện nay, hầu như không mấy đám khiêng quan tài nữa. Làng quê đều có xe tang thô sơ chở quan tài, úp trên quan tài là nhà táng bằng gỗ hoặc khung sắt có phủ vải thêu các hoa văn rồng phượng sặc sỡ. Thị xã và Thành phố có xe tang của Công ty mai táng thực hiện việc này.

 


 

        Trên đường đưa ma vẫn còn tục rải vàng mã. Nên chăng cần giảm bớt tiến tới bỏ hẳn đi để bảo đảm vệ sinh môi trường.
       Hạ huyệtSau khi ổn định, mọi người đứng xung quanh. Bắt đầu hành lễ. Trước hết là Lễ cáo Thổ thần xin cho người chết được nhập mộ. Tiếp theo là lễ vĩnh biệt lần cuối, xưa gọi là lễ “Thành phần –thanh_phan đắp mộ”. Trong Lễ Thành phần cũng đủ các bước do thầy cúng điều khiển.
Xong Lễ hạ quan tài, chỉnh hướng cho phù hợp hướng của năm. Trải tấm minh tinh lên nắp quan tài. Con cháu lui ra, vì không ai nỡ chôn người thân. Bạn bè thân hữu bỏ nắm đất vĩnh biệt.
       Người ngoài hoặc ban quản trang làm công việc chôn và đắp mộ. Có nơi lát một lớp cỏ che kín mộ. Chôn bia tạm, để bát cơm cúng, chén rượu trên mộ, thắp hương trước bia và trên mộ, xếp vòng hoa tang chung quanh.

 


 

       Mọi người đi một vòng quanh mộ, tiễn biệt lần cuối người ra đi về nơi an nghỉ cuối cùng.

Nguồn: Sưu tầm dân gian     


Video: Dịch vụ cúng giỗ Online công viên Thiên Đức



CÔNG VIÊN TƯỞNG NIỆM THIÊN ĐỨC - NƠI HIẾU NGHĨA VẸN TRÒN
           (Với thông điệp mong muốn mang lại cho khách hàng sự
Bình An trong Tâm - Nơi lòng Hiếu Nghĩa được Tôn Vinh - Hướng về Nguồn Cội)

---------------
✅ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THIÊN ĐỨC - CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG THIÊN ĐỨC
✔️ CHÍNH SÁCH KHÁCH HÀNG
✔ Ưu đãi ĐẶC BIỆT - chính sách Thiên Đức - Vị trí VIP - Liên hệ: 09 85 85 99 72 để biết thêm thông tin chi tiết.
✔ Hệ thống chăm sóc khách hàng 24/7 + Tư vấn khách tại nhà riêng bằng công nghệ 3D - 4D Thực tế ảo.
✔ Xe ô tô đón khách theo đoàn tại Hà Nội Miễn phí + Được yêu cầu nhân viên phục vụ riêng
✔ Điểm tâm Sáng, Chiều Miễn phí + Bữa trưa tại nhà hàng trong Công viên Thiên Đức Miễn Phí
✔ Xe điện đưa đón khách hàng thăm quan trong dự án Miễn Phí
✔ Nước uống tại các khu dịch vụ Miễn Phí
✔ Thiết kế Khuôn viên Miễn Phí + Hỗ trợ Tư vấn Tang Lễ + Hỗ trợ Tư vấn Phong Thủy
✔ Cung cấp Thông tin, Email, tặng Catalog hình ảnh giới thiệu Thiên Đức
✔ Website này là một Kênh thông tin hỗ trợ cho Dự án: CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG THIÊN ĐỨC VĨNH HẰNG VIÊN.
------------
 Đến với Công viênThiên Đức vĩnh hằng viên Quý khách có nhiều sự lựa chọn.
✔ Giá thành được niêm yết công khai, nhiều cung bậc phù hợp theo nhu cầu của khách hàng
✔ Nhiều hạng mục công trình Phúc lợi, Tâm Linh phục vụ tín ngưỡng văn hóa Việt
✔ Nhiều khu vực dịch vụ Nghỉ ngơi, Thư giãn, phục vụ các gia đình thăm viếng
✔ Các vị trí khuôn viên, diện tích phù hợp mọi nhu cầu, hình thức an táng
✔ Chất lượng đất - Lõi - Liền Thổ - Cấu tạo triệu năm - "Thái Cực Biên Huân" - Đất Ngũ Sắc, tơi, xốp, thơm, tụ thủy
✔ Vị trí khuôn viên đáp ứng 80% - theo thế đất Tựa Sơn - Đạp Thủy
✔ Có dịch vụ thăm quan phong thủy bằng thuyền - xem vị trí đất len lỏi quanh các khu đồi.
✔ Được tư vấn viên chăm sóc, hướng dẫn, giải thích cụ thể từng thắc mắc của khách hàng.
✔ 100% xe ô tô điện phục vụ Free tại dự án. Vị trí 80% ô tô của khách đỗ tại cửa.
✔ Điểm tâm Sáng, Trưa, Chiều - Miễn Phí - Có dịch vụ, Set Menu phục vụ riêng theo yêu cầu.
✔ Có khu vực vui chơi dành riêng cho trẻ em, khu nghỉ qua đêm và khu vực riêng dành cho gia đình.
✔ Được thăm quan các khuôn viên mộ phần mẫu điển hình.
✔ Được hỗ trợ tư vấn thiết kế theo đúng ý tưởng, nguyện vọng của gia đình: Miễn phí
✔ Hồ sơ, thủ tục nhanh gọn, thuận tiện. Đặt lịch riêng phục vụ từng gia đình.
✔ Quý khách chỉ cần ra đầu bài, chuyên viên tư vấn sẽ hỗ trợ tối đa các giải pháp, phù hợp nhất, tối ưu nhất, giá trị nhất.
-----------
✅ Quý khách cần tìm hiểu thông tin và đăng ký thăm quan công viên miễn phí.
☎️ Xin liên hệ: Nguyễn Phương Nam - 09 85 85 99 72 - Nguyễn Hồng Vân: 091 858 9466 ( Phục vụ24/24)
☑ Email: namthienducvinhhangvien@gmail.com
☑ Trụ sở chính: Tầng 8 - Tòa nhà Imperial - Số 71 Vạn Phúc - Liễu Giai - Ba Đình - Hà Nội.
☑ Công viên Thiên Đức:  Xã Trung Giáp - Bảo Thanh - Phù Ninh - Phú Thọ.
☑ Website: http://vinhhangvien.com
----------
✅ Xem thêm: (QUAY VỀ => TRANG CHỦ)
✔️ Phong thủy tổng thể Công viên Thiên Đức
✔️ Đất ngũ sắc tốt trong việc an táng
✔️ Tầm nhìn - Sứ mệnh - Giá trị cốt lõi Thiên Đức
✔️ 20 cách bồi Phúc để gia tăng Phước Báu
✔️ 9 điều lợi ích giúp đời sống An lành tăng Phúc Thọ
✔️10 điều Tâm niệm của Đức Phật giúp mọi người an lạc
✔️ Cách đi lễ Chùa mang lại Hạnh Phúc trong đời sống
✔️ Hiểu chánh pháp giúp cuộc sống giải thoát
✔️ Hướng dẫn cách thắp hương gia tiên - hiếu đạo
✔️ Hiểu về nghi lễ thờ cúng Đền - Chùa - Miếu - Phủ
✔️ Tang lễ và những điều cơ bản cần biết.
✔️ Các Dịch vụ phục vụ lợi ích khách hàng tại Thiên Đức
✔️ Hạng mục công trình nổi bật tại Thiên Đức
✔️ Đăng ký thăm quan & Lịch trình - Xe đưa đón tại Hà Nội - Miễn phí
✔️ Các đồi phong thủy - sản phẩm đang mở giao dịch 
✔️ Bông hồng cài trên áo ngày lễ vu lan
✔️ Mùa vu lan báo hiếu - Ý nghĩa và cách cúng
✔️ 10 Điều nên và 30 điều không nên làm trong tháng 7
✔️ Cung cấp đất nghĩa trang và đất mai táng
✔️ Dịch vụ hỏa táng tại Thiên Đức
✔️ Dịch vụ Tư vấn Phong thủy - Chọn đất - Khởi ngày giờ 
✔️ Phong tục Mai táng - Những điều cần biết  
✔️ Tổng hợp tục kiêng kỵ trong ma chay Việt Nam
✔️ Tang lễ những điều cần biết - Phần 1 : Mua gì ? Chuẩn bị gì cho tang lễ ?
✔️ Tang lễ những điều cần biết - Phần 2 : Tổ chức tang lễ 
✔️ Tang lễ những điều cần biết - Phần 3 : Cúng 3 ngày
✔️ Tang lễ những điều cần biết - Phần 4 : Cúng thất - 49 ngày
✔️ Tang lễ những điều cần biết - Phần 5: Thời gian để tang
✔️ NHỮNG LƯU Ý VỀ NGÀY TAM CHIÊU (MỞ CỬA MẢ)
 

Chân thành cảm ơn!   
Tagged: công viên nghĩa trang, nghĩa trang đẹp Thiên đức vĩnh hằng viên, công viên sinh thái kết hợp nghĩa trang. 

Chia sẻ

Bình luận