0985.85.99.72
1
Bạn cần hỗ trợ?

Lau dọn ban thờ đúng cách đón Tết

✅ Cách lau dọn bàn thờ không phạm tâm linh. Hướng dẫn lau dọn bàn thờ không tán lộc, động tài con cháu. Lau dọn bàn thờ đúng cách cũng là việc dọn dẹp nhưng dọn dẹp bàn thờ hoặc phòng thờ thì lại không hề đơn giản một chút nào. Không chỉ cần làm sạch những vật thờ ở trên bàn thờ mà chúng ta cần phải biết thứ tự và cách làm sạch như thế nào với quan niệm để không làm ảnh hưởng kinh động đến tổ tiên, ông bà hoặc người đã khuất. Làm thế nào để dọn bàn thờ cho đúng cách là câu hỏi của rất nhiều bạn đọc.
 
Sau đây là cách dọn dẹp bàn thờ, phòng thờ đúng cách để mang lại may mắn, tài lộc bình yên cho gia đình
 
Những bước quan trọng trong quá trình dọn bàn thờ gia đình
- Trước khi dọn dẹp bàn thờ hoặc phòng thờ thì người dọn dẹp phải tắm rửa sạch sẽ hoặc rửa tay sạch sẽ sau đó chuẩn bị một đĩa hoa quả đặt lên bàn thờ và thắp một nén nhang để thông báo với tổ tiên, chư Phật biết rằng ngày hôm nay sẽ thu dọn bàn thờ, kính mời tổ tiên và chư vị thần linh cho phép và tạm lánh sang một bên để con cháu thực hiện công việc dọn dẹp. Đồng thời gia chủ nên chuẩn bị một chiếc bàn sạch sẽ bên trên trải giấy đỏ hoặc vải để đặt bài vị, nếu cùng một bàn thờ mà đặt chung bài vị gia tiên với các vị thần thì phải để ra 2 chỗ khác nhau, không được để lẫn lộn.

- Sau khi chờ cho hết nhang thì gia chủ sẽ lau những bài vị của tổ tiên, chú ý phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh, tốt nhất bạn nên nấu nước thơm để rửa bài vị. Nếu có bài vị của Phật thì lau trước, sau đó thay nước mới để lau bài vị của tổ tiên. Tuyệt đối không làm ngược lại vì như thế được cho là hành động bất kính, mạo phạm tới thần phật do thần phật ở ngôi vị cao hơn. Nếu bạn làm như thế thì tổ tiên sẽ bị chèn ép.

 


Không chỉ cần làm sạch những vật thờ ở trên bàn thờ mà chúng ta cần phải biết thứ tự và cách làm sạch như thế nào
để không làm ảnh hưởng kinh động đến tổ tiên, ông bà hoặc người đã khuất

- Sau khi lau bài vị của Phật và gia tiên xong mới đến phần dọn bát hương, công việc này cũng rất quan trọng, ngày nay đa phần mọi người đều rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài, theo người xưa như vậy rất dễ gây “tán tài”, vì vậy để tránh trường hợp đó gia chủ nên dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa gio đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương đặt sang một bên. Sau đó lau sạch mặt bàn thờ gỗ bằng khăn mềm và sạch tốt nhất nên dùng khăn mới

- Khi bát hương khô ráo, nếu là bát hương thờ thần phật thì dùng bảy tờ tiền vàng, bát hương của tổ tiên thì dùng ba tờ tiền vàng đốt hơ quanh, cháy một nửa thì bỏ vào trong, đợi tiền vàng cháy hết thì đổ tro vào một lần và cùng một lúc, như vậy gọi là “ra nhỏ vào lớn”, ý là “tiền ra nhỏ giọt, tiền vào như thác đổ”, gio trong bát hương thể hiện tiền tài, nếu lúc đầu đổ ra hết sau đó múc từng ít một vào thì gọi là “vào nhỏ ra lớn”, tức “tiền ra thì nhiều mà tiền vào thì ít”. Chúng ta có thể sử dụng gio cũ để cho vào bát hương chứ không nhất thiết phải sử dụng gio mới để cho vào

 

 
Một bàn thờ đẹp, sạch sẽ, sắp xếp đúng, một phòng thờ trang nghiêm luôn mang lại may mắn cho gia chủ

- Đối với bài vị của Thần Phật và Tổ tiên đã lau dọn sạch lúc trước thì chúng ta lại đặt vào chỗ cũ. Tuy nhiên việc đặt không hề dễ dàng như nhiều người lầm tưởng mà nó rất phức tạp. Trước hết phải chuẩn bị một chiếc lò nhỏ trong có đốt than hoa, đặt dưới bàn thờ khoảng 15 phút, sau đó đốt bảy tờ tiền vàng làm dấu hơ ở bốn hướng trên dưới trái phải, ý là dùng lửa để khai quang, làm sạch, tiền vàng chưa cháy hết thì bỏ vào lò than hoa. Đốt tiếp bảy tờ tiền vàng làm sạch vị trí muốn đặt tượng/bài vị thần Phật và bát hương sau đó mới đặt các đồ vật vào vị trí cố định.
Sau khi đặt xong thì đốt 12 cây hương cắm theo thứ tự hướng thời gian:
- Cây thứ nhất cắm ở vị trí 1h, khi cắm thì đọc “niên niên thị hảo niên”, tức mỗi năm đều là năm tốt;
- Cây thứ hai cắm ở vị trí 2h, khi cắm đọc “nguyệt nguyệt thị hảo nguyệt”, tức mỗi tháng đều là tháng tốt;
- Cây thứ ba cắm ở vị trí 3h, khi cắm đọc “nhật nhật thị hảo nhật”, tức mỗi ngày đều là ngày tốt;
- Cây thứ tư cắm ở vị trí 4h, khi cắm đọc “thời thời vị hảo thời”, tức mỗi giờ đều là giờ tốt;
- Cứ tuần tự như vậy cho đến thời điểm vị trí 12h. Các vị trí bài vị, bát hương của tổ tiên và bà tổ cô cũng làm như vậy.

      Trên đây là những chia sẻ về những kiến thức phong thủy trong thờ cúng trong cách dọn dẹp bàn thờ tại nhà theo cách của người xưa. Ngày nay, do cuộc sống bận rộn nên nhiều người thường bỏ qua nhiều bước dọn dẹp, chính vì thế công viên Thiên Đức chúng tôi xin nêu lại những tập tục của người xưa đổ lại để bạn đọc tham khảo, vừa hiểu thêm về phong tục tập quán của người xưa vừa có kiến thức trong việc hương khói để mang lại cho gia đình mình thật nhiều tài lộc và may mắn đặc biệt là trong dịp năm mới và quan trọng nhất đó là thực hành văn hóa Hiếu Đạo trong thờ cúng gia tiên, làm gương cho con cháu và cũng là để hướng con cháu nhớ đến công ơn của các bậc tiền tổ, ông bà, cha mẹ./.

Nguồn: Sưu tầm dân gian

Video: Không gian công viên Thiên Đức tựa chốn Bồng Lai
 

CÔNG VIÊN TƯỞNG NIỆM THIÊN ĐỨC - NƠI HIẾU NGHĨA VẸN TRÒN
             
 (Với thông điệp mong muốn mang lại cho khách hàng sự 
Bình An trong Tâm - Nơi lòng Hiếu Nghĩa được Tôn Vinh - Hướng về Nguồn Cội)
---------------
✅ Quý khách cần tìm hiểu thông tin và đăng ký thăm quan công viên miễn phí.
☎️ Xin liên hệ: Nguyễn Phương Nam - 09 85 85 99 72 - Nguyễn Hồng Vân: 091 858 9466 ( Phục vụ24/24)
☑ Email: namthienducvinhhangvien@gmail.com
☑ Trụ sở chính: Tầng 8 - Tòa nhà Imperial - Số 71 Vạn Phúc - Liễu Giai - Ba Đình - Hà Nội.
☑ Công viên Thiên Đức:  Xã Trung Giáp - Bảo Thanh - Phù Ninh - Phú Thọ.
☑ Website: http://vinhhangvien.com
----------
 Xem thêm: (QUAY VỀ=> TRANG CHỦ)
✔️ Phong thủy tổng thể Công viên Thiên Đức
✔️ Đất ngũ sắc tốt trong việc an táng
✔️ Tầm nhìn - Sứ mệnh - Giá trị cốt lõi Thiên Đức
✔️ 20 cách bồi Phúc để gia tăng Phước Báu
✔️ 9 điều lợi ích giúp đời sống An lành tăng Phúc Thọ
✔️10 điều Tâm niệm của Đức Phật giúp mọi người an lạc
✔️ Cách đi lễ Chùa mang lại Hạnh Phúc trong đời sống
✔️ Hiểu chánh pháp giúp cuộc sống giải thoát
✔️ Hướng dẫn cách thắp hương gia tiên - hiếu đạo
✔️ Hiểu về nghi lễ thờ cúng Đền - Chùa - Miếu - Phủ
✔️ Tang lễ và những điều cơ bản cần biết.
✔️ Các Dịch vụ phục vụ lợi ích khách hàng tại Thiên Đức
✔️ Hạng mục công trình nổi bật tại Thiên Đức
✔️ Đăng ký thăm quan & Lịch trình - Xe đưa đón tại Hà Nội - Miễn phí
✔️ Các đồi phong thủy - sản phẩm đang mở giao dịch 
✔️ Bông hồng cài trên áo ngày lễ vu lan
✔️ Mùa vu lan báo hiếu - Ý nghĩa và cách cúng
✔️ 10 Điều nên và 30 điều không nên làm trong tháng 7
✔️ Cung cấp đất nghĩa trang và đất mai táng
✔️ Dịch vụ hỏa táng tại Thiên Đức
✔️ Dịch vụ Tư vấn Phong thủy - Chọn đất - Khởi ngày giờ 
✔️ Phong tục Mai táng - Những điều cần biết  
✔️ Tổng hợp tục kiêng kỵ trong ma chay Việt Nam
✔️ Tang lễ những điều cần biết - Phần 1 : Mua gì ? Chuẩn bị gì cho tang lễ ?
✔️ Tang lễ những điều cần biết - Phần 2 : Tổ chức tang lễ 
✔️ Tang lễ những điều cần biết - Phần 3 : Cúng 3 ngày
✔️ Tang lễ những điều cần biết - Phần 4 : Cúng thất - 49 ngày
✔️ Tang lễ những điều cần biết - Phần 5: Thời gian để tang
✔️ NHỮNG LƯU Ý VỀ NGÀY TAM CHIÊU (MỞ CỬA MẢ)
 
Chân thành cảm ơn!   
Tagged: công viên nghĩa trang, nghĩa trang đẹp Thiên đức vĩnh hằng viên, công viên sinh thái kết hợp nghĩa trang. 

Chia sẻ

Bình luận