0985.85.99.72
1
Bạn cần hỗ trợ?

Hiểu và thắp hương như thế nào cho đúng cách ?

✅ Thắp hương trên bàn thờ là một tập quán từ lâu đời của người Việt Nam. Bát hương được coi là nơi giáng của các các hương linh, thần, thánh, tổ tiên và cũng là nơi thể hiện sự thành kính của gia chủ đối với cõi âm. Việc thắp hương như thế nào cho đúng, phù hợp với văn hóa và phong tục Việt Nam là điều rất cần biết đối với tất cả mọi người


1. Lịch sử của việc thắp hương

       Theo lịch sử ghi lại, việc thắp hương bắt nguồn từ khoảng năm 3700 Trước Công nguyên  (cách đây khoảng 5700 năm), từ nước Ấn Độ. Trong các đền thờ của vua chúa Ai Cập (Ancient Egypt) có rất nhiều những hình vẽ hoặc hình chạm trên tường mô tả nghi thức này.
 


 

       Đến năm 618, vào đời nhà Tần mới có một vị Tăng từ Ấn Độ đem hương trầm sang Trung Quốc. Từ đó hình thức thắp hương được phát triển mạnh mẽ và hưng thịnh nhất vào đời nhà Minh, sau đó được phổ biến đến khắp các nước láng giềng.
Có thể nói hình thức đốt hương phổ biến nhất ở Nhật Bản, tại đây họ lại chế thêm nhiều cách đốt hương; sản phẩm quen thuộc nhất là trầm hương hình tròn đầu nhọn.
      Ngày nay việc thắp hương đã trở thành một tập quán trong các ngày lễ hội như: Rằm tháng Giêng, lễ Vu Lan, Vía Quán Thế Âm, ngày Tết hái lộc đầu năm, Phật đản và những ngày quan trọng trong gia đình như cúng giỗ, đám tang, đám cưới, tân gia… Hương dùng để cúng những vị Thần Phật như Phật Bà Quán Âm, Đức Mẹ Maria, Phúc Lộc Thọ, Thổ Địa, Táo Quân, Thần Tài hoặc để thắp cho những người thân trong gia đình như ông bà, cha mẹ.


2. Thắp hương khi nào?

2.1. Nghi thức dâng hương : Là tập quán mà hầu như mọi người dân Châu Á bất kể lứa tuổi nào và sống ở nơi đâu đều biết đến. Nén hương đã đi vào đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người Việt Nam như một nét đẹp truyền thống, gần gũi và thiêng liêng. Dù không mê tín dị đoan, trong tâm thức mọi người Châu Á đều tin rằng nén hương khi đốt lên, cũng như một nhịp cầu vô hình kết nối hai thế giới hữu hình và vô hình với nhau. Tuy nhiên về mặt tâm linh, có người vẫn còn hiểu một cách mơ hồ, nhất là về ý nghĩa dâng hương theo truyền thống của ông bà.
 


 

2.2. Vào những ngày rằm, mồng một hằng tháng, các dịp giỗ, Tết, hầu hết các gia đình Việt Nam đều thắp hương lên bàn thờ cúng Phật, gia tiên hoặc đến đền, chùa…cầu mong gia đạo yên vui, mạnh khỏe, may mắn…. Đây hoàn toàn không phải là hành động mê tín dị đoan, mà là một nét đẹp văn hóa, góp phần bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa dân tộc.
Ngoài ra, những dịp lễ quan trọng như cưới hỏi, cúng Mụ ngày đầy tháng, thôi nôi, động thổ, nhập trạch hay an táng, cải cát đều phải thắp hương.

 


 

3. Ý nghĩa của việc thắp hương
     Nén hương được thắp lên, gửi gắm nhiều thông điệp của trần gian đối với đất trời, tổ tiên, ông bà của mình, nó cũng làm gia đình ấm áp, lòng người được thanh thản hơn.
     Thông thường, người ta thắp hương là để khẩn thiết cúi đầu mong tấm lòng thành kính của mình sẽ quyện theo làn khói thơm hướng về cõi thiêng liêng hoặc xông lên tận ngai vàng của Trời Phật. Khi thắp hương khói hương bay lên giống như làn sóng điện từ truyền vào không gian. Lời khấn cầu của người thắp hương hòa vào làn khói hương truyền đến người nghe lời cầu. Trời Phật sẽ cảm nhận được ước nguyện của người cầu.
Do vậy trong kinh Phật mới có bài kệ:

Nguyện đem lòng thành kính,
Gởi theo đám mây hương;
Phảng phất khắp mười phương;
Cúng dường ngôi Tam Bảo.


4. Thắp hương như thế nào cho đúng

     Số lượng nén hươngViệc thắp hương như thế nào cho đúng, phù hợp với văn hóa và phong tục Việt Nam là điều cần biết đối với mọi người, nó cũng thể hiện văn hóa ứng xử của mỗi người.
    Thực tế cho thấy, người Việt Nam ta khi thắp hương thường chọn số lẻ (1, 3, 5, 7, 9) hoặc có thể người ta cũng đốt cả nắm hương chứ không thắp hương theo số chẵn (2, 4, 6, 8).
Theo lý giải của phong thủy thì số lẻ 1, 3, 5… mang nhiều ý nghĩa may mắn vi số lẻ là số dương (may mắn) và số chẵn là số âm (xui xẻo).

 


 

4.1 Một nén hương
      Buổi sáng người ta thường thắp một nén hương lên ông Thần Tài, ông Địa. Số 1 là số dương – ý chỉ là người sống thành tâm cầu thần linh, cầu mong thần linh phù hộ cho người mua may bán đắt hay được an lành, may mắn. 
     Thắp một nén hương cũng là cách thường dùng để thờ cúng thần linh trong nhà và được gọi là Bình an hương. Theo đó, nếu muốn cầu người nhà bình an, mọi việc được thuận lợi thì gia chủ có thể thắp 1 nén hương mỗi buổi sáng tối trong một ngày là đủ

 


4.2. Ba nén hương

      Số 3 là số dương: Con số 3 thì có nhiều quan niệm khác nhau hơn.Đó có thể là: Tam bảo (Phật - Pháp - Tăng); Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới); Tam thời (Quá khứ - Hiện tại - Tương lai);
     Tam vô lậu học (Giới - Định - Tuệ) của nhà Phật. Trong Phong thủy thì số 3 là tượng của tam giới: Thiên (Trời), Nhân (Người) Địa (Đất)
Theo Đạo Phật cách thắp hương này được gọi là Tam bảo hương. Tam bảo chính  là Phật, Pháp và Tăng. Trong đó Phật (Buddha được dịch là Bụt - Là sự Giác Ngộ)  Pháp chính là Giới luật và Giáo lý của Đức Phật, Tăng là người xuất gia, là Tổ, là người thầy đã truyền thụ và giảng pháp cho mọi người chúng ta. 

Theo Đạo giáo, 3 nén hương này được gọi là Tam thanh hương :

- Ngọc thanh : Thiên tôn Nguyên thủy
- Thượng thanh : Thiên tôn Linh bảo
- Thái thanh : Thiên tôn Đạo đức

Trong 3 nén hương này:

- Nén ở giữa là hưởng chủ, gọi là hương Giáo chủ
- Nén bên trái là hương Thanh Long
- Nén bên phải là hương Bạch hổ

      Mục đích của việc thắp 3 nén hương này trong Đạo giáo là linh ứng báo tin, bảo vệ người trong nhà và xua đuổi mọi tai ương
      Vì vậy khi cúng giỗ, động thổ, cưới xin và làm những việc quan trọng trong đời thì người ta thường thắp 3 nén hương lên bàn thờ và khấn: “Hoàng Thiên (Trời), Hậu Thổ (Đất), những chiến sĩ trận vong, cô hồn… (Nhân ) phù hộ độ trì…
     Nhìn chung, việc người Việt Nam thường thắp ba nén hương nhằm thể hiện ý nghĩa là tâm nhang (lòng thành), giới nhang (theo lời răn dạy của Phật thánh tổ đường) và định nhang (tuyệt đối không thay lòng đổi dạ).

 


4.3. Năm nén hương
     Những nén hương này được gọi là Thiên địa ngũ hành hương, gọi tắt là Âm dương ngũ hành hương .
     Con số 5 là 5 phương trời đất, 5 hướng thần linh.Theo Phong thủy thì là Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
     Chỉ khi quốc gia hay tập thể dòng tộc tổ chức những việc đại sự có ý nghĩa cao đẹp thì mới thắp 5 nén hương trên hương án tượng trưng cho cầu Ngũ phương, Ngũ Thổ, Ngũ hành - tức là khắp trời đất chứng giám lòng thành của người đại diện cho dòng tộc, địa phương, đất nước và cầu cho “Quốc thái Dân an”.

 


 

4.4. Bảy nén hương

      Bảy nén hương này được gọi là Bắc đẩu Thất tinh hương với tên gọi lần lượt là : Thiên Xu, Thiên Toàn, Thiên Cơ, Thiên Quyền, Khai Dương, Ngọc Hoành và Giao Quang. Cách thắp 7 nén hương cùng lúc để mời gọi Thần linh, Thiên tướng. Nếu không đến độ bất đắc dĩ thì không nên dùng cách thắp hương này


 

4.5. Chín nén hương

       Chín nén hương này được gọi là Cửu cửu liên hoàn hương, được bày theo 3 hàng và 3 cột. Trên mời Ngọc Hoàng Thượng đế, dưới mời Thập Điện Diêm vương.Cách thắp hương với  9 nén này là tín hiệu dùng để cầu cứu, trong trường hợp bất đắc dĩ và hầu như không có sự trợ giúp nào của con người thì mới sử dụng. Hy vọng Ngọc Hoàng Đại Đế và Thập Đại Diêm Vương cứu giúp muôn dân, cứu khổ, cứu nạn.
 


 

5. Lên chùa thắp 1 nén hương

      Khi chúng ta đi đền, chùa chỉ cần thắp 1 nén hương là đủ. Một nén hương gọi là Tâm hương. Tuy chỉ một nén nhưng nén tâm hương lại bao gồm ý nghĩa năm sắc hương:

- Giới hương (tự nhắc nhở mình hướng thiện để tâm luôn trong sáng);
- Định hương (giữ cho lòng yên ổn không bị cái xấu);
- Tuệ hương (làm cho trí não luôn sáng suốt để thu nhận được những điều tốt đẹp;
- Thiện lương; tri kiến hương (giúp ta vững tin phát triển năng lực, trí tuệ);
- Giải thoát hương (giúp ta buông xả mọi ưu phiền cũng như những ham muốn tội lỗi).

     Ngoài ra, việc các chùa hiện nay khuyến khích Phật tử chỉ nên thắp 1 nén nhang đó là nhằm tránh hỏa hoạn và ô nhiễm môi trường với những người xung quanh. Cũng theo nhà Phật, không nên dùng nhang giả (nhang điện) cắm vào lư hương.
 


 

6. Một số lưu ý khi thắp hương
6.1 Thắp hương phải có lời khấn: 

       Khi thắp hương ở những nơi đường sá, đình miếu…, có khói hương lên như có lời mời. Lúc đó sẽ có các vong linh chưa siêu thoát quanh đó kéo đến, người thắp hương phải khấn mời đích danh vong linh của người mình cầu về hiến hưởng thì mới được người đó, thần đó hiến hưởng và chứng giám.
       Nếu không có lời cầu khấn thì lễ vật đó coi như vô chủ, ai hưởng cũng được. Thậm chí, thập loại cô hồn có thể kéo đến thụ hưởng. Như thế có thể dùng để cúng chúng sinh, cô hồn vô thừa nhận. 
       Ở nhiều vùng thuộc Nam Bộ, người ta còn thắp hương cho từng gốc cây, góc nhà với quan niệm mọi vật đều có đời sống tâm linh của nó, cũng như là để thần thánh, hoặc vong/ hương linh hút vào sức lực để hiển linh.


6.2  Cách thắp hương và niệm

      Một điều chúng ta phải cần ghi nhớ là mỗi lần dâng hương trước bàn thờ: không những dâng hương bằng tấm lòng thành kính của mình, mà còn phải có chánh niệm (Tâm không còn Tham - Sân - Si - Mạn - Nghi - sự tập trung). Nên cắm từng nén hương với hai tay và cắm cho ngay thẳng, tượng trưng cho tấm lòng ngay thẳng, mặc cho bão táp phong ba không hề dời đổi, giữ nguyên phong cách của người quân tử tấm lòng trong sạch để lưu lại tiếng thơm với đời tỏa khắp nơi.
      Nén hương trầm tỏa ra mùi thơm ngào ngạt như sợi dây máu thịt nối liền giữa người đang sống với vong linh những người đã khuất./.

Nguồn : Sưu tầm và tham khảo GS.TS Cao Ngọc Lân.

 


Video: Không gian công viên Thiên Đức tựa chốn Bồng Lai


CÔNG VIÊN TƯỞNG NIỆM THIÊN ĐỨC - NƠI HIẾU NGHĨA VẸN TRÒN
       
   (Với thông điệp mong muốn mang lại cho khách hàng sự
Bình An trong Tâm - Nơi lòng Hiếu Nghĩa được Tôn Vinh - Hướng về Nguồn Cội)

---------------
✅ Quý khách cần tìm hiểu thông tin và đăng ký thăm quan công viên miễn phí.
☎️ Xin liên hệ: Nguyễn Phương Nam - 09 85 85 99 72 - Nguyễn Hồng Vân: 091 858 9466 ( Phục vụ24/24)
☑ Email: namthienducvinhhangvien@gmail.com
☑ Trụ sở chính: Tầng 8 - Tòa nhà Imperial - Số 71 Vạn Phúc - Liễu Giai - Ba Đình - Hà Nội.
☑ Công viên Thiên Đức:  Xã Trung Giáp - Bảo Thanh - Phù Ninh - Phú Thọ.
☑ Website: http://vinhhangvien.com
----------
✅ Xem thêm: (QUAY VỀ => TRANG CHỦ)
✔️ Phong thủy tổng thể Công viên Thiên Đức
✔️ Đất ngũ sắc tốt trong việc an táng
✔️ Tầm nhìn - Sứ mệnh - Giá trị cốt lõi Thiên Đức
✔️ 20 cách bồi Phúc để gia tăng Phước Báu
✔️ 9 điều lợi ích giúp đời sống An lành tăng Phúc Thọ
✔️10 điều Tâm niệm của Đức Phật giúp mọi người an lạc
✔️ Cách đi lễ Chùa mang lại Hạnh Phúc trong đời sống
✔️ Hiểu chánh pháp giúp cuộc sống giải thoát
✔️ Hướng dẫn cách thắp hương gia tiên - hiếu đạo
✔️ Hiểu về nghi lễ thờ cúng Đền - Chùa - Miếu - Phủ
✔️ Tang lễ và những điều cơ bản cần biết.
✔️ Các Dịch vụ phục vụ lợi ích khách hàng tại Thiên Đức
✔️ Hạng mục công trình nổi bật tại Thiên Đức
✔️ Đăng ký thăm quan & Lịch trình - Xe đưa đón tại Hà Nội - Miễn phí
✔️ Các đồi phong thủy - sản phẩm đang mở giao dịch 
✔️ Bông hồng cài trên áo ngày lễ vu lan
✔️ Mùa vu lan báo hiếu - Ý nghĩa và cách cúng
✔️ 10 Điều nên và 30 điều không nên làm trong tháng 7
✔️ Cung cấp đất nghĩa trang và đất mai táng
✔️ Dịch vụ hỏa táng tại Thiên Đức
✔️ Dịch vụ Tư vấn Phong thủy - Chọn đất - Khởi ngày giờ 
✔️ Phong tục Mai táng - Những điều cần biết  
✔️ Tổng hợp tục kiêng kỵ trong ma chay Việt Nam
✔️ Tang lễ những điều cần biết - Phần 1 : Mua gì ? Chuẩn bị gì cho tang lễ ?
✔️ Tang lễ những điều cần biết - Phần 2 : Tổ chức tang lễ 
✔️ Tang lễ những điều cần biết - Phần 3 : Cúng 3 ngày
✔️ Tang lễ những điều cần biết - Phần 4 : Cúng thất - 49 ngày
✔️ Tang lễ những điều cần biết - Phần 5: Thời gian để tang
✔️ NHỮNG LƯU Ý VỀ NGÀY TAM CHIÊU (MỞ CỬA MẢ)
 

Chân thành cảm ơn!   
Tagged: công viên nghĩa trang, nghĩa trang đẹp Thiên đức vĩnh hằng viên, công viên sinh thái kết hợp nghĩa trang. 

Chia sẻ

Bình luận