0985.85.99.72
1
Bạn cần hỗ trợ?

Điều cấm kỵ khi đi lễ chùa bạn cần lưu ý

✅ Đối với người Việt chúng ta,chùa luôn gắn liền với đời sống văn hóa và tinh thấn bởi vậy cho nên việc đi lễ chùa đầu năm là việc không thể thiếu,Nhưng đi lễ chùa như thế nào cho đúng với thuần phong mỹ tục thì không phải ai cũng biết.
NHỮNG ĐIỀU NÊN TRÁNH KHI ĐI LỄ CHÙA

            Khi đi lễ chùa bạn nên thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài, hạn chế thắp hương bên trong chùa, vì có thể gây ảnh hưởng đến tượng Phật, pháp khí. Và trong không gian nhỏ của Chùa, thì khói hương cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của những người thăm viếng, khi thắp số lượng nhiều, làm cay mắt, khó thở, chưa tính đến các loại hương có nhiều tạp chất và chất lượng kém. Mặc dù thắp hương là nét văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam, nên việc này chúng ta cần suy nghĩ thực tế và cân bằng cho phù hợp.

 


 

     Không nên chụp ảnh, quay phim tùy tiện trong chùa, nếu có thì phải có sự đồng thuận của sư thầy, sư cô quản lý chùa, mục đích trong chùa nhiều khi có những pho tượng cổ biểu trưng về giá trị tinh thần và giá trị của vật chất, nên hạn chế để tránh lòng tham của phường đạo chích. Khi đứng khấn vái, không nên đứng thẳng ban thờ mà nên đứng chéo sang một bên bởi vì đất nước ta trải qua cả thời kỳ phong kiến văn hóa đó đã được truyền từ đời này sang đời khác, khi đứng trước các vị Vua, Chúa, Sư, Thánh, Phật thì thường không đứng đối diện. Còn trong Đạo Phật thì Đức Phật sẽ không có giới cấm nào như vậy mà chỉ có Tùy Duyên. 
 

 
    Không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Vấn đề này chúng ta cũng cần có kiến thức phân biệt rõ về khái niệm: Đình, Đến, Chùa, Miếu, Phủ và nhận biết rõ nơi đây thờ tự ai, chùa theo phong cách Tiểu Thừa, Nguyên Thủy, Nam Tông hay Bắc Tông để có cách ứng xử phù hợp. 

    Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ mà thôi. Và việc này phải theo sự hướng dẫn của quản lý, thủ đền và nội quy chung của nơi thờ tự. 
 
    Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Bởi quan điểm này trong Đạo Phật không được chấp nhận, muốn tìm hiểu rõ hơn, các bạn có thể đến những ngôi Chùa mà ở đó có những khóa giảng dạy cơ bản về giáo lý Phật Giáo và nguồn gốc Đạo Phật và các tông phái, chi phái của Đạo Phật. Như vậy sẽ hiểu biết rõ hơn để có cách ứng xử phù hợp. 

 

 
    Nếu có sửa lễ này thì thí chủ đặt ở bàn thờ Thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức. Về vấn đề này cũng một phần do diễn biến lịch sử, khi Tam Giáo đồng nguyên với mục đích đồng hóa các tôn giáo khác nhau, vì cộng động dân cư thời xưa có nhiều nguồn gốc, để ổn định mặt kinh tế chính trị và đời sống tinh thần nên tinh thần tam giáo đồng nguyên ra đời. Tam giáo gồm: Phật Giáo, Đạo Giáo, Nho Giáo để đảm bảo tính phù hợp tại thời điểm. Do vậy mọi người cũng cần hiểu và nhận biết về Phật Giáo, Đạo Giáo, Nho Giáo để phân biệt rõ ràng và ý nghĩa đích đến mong muốn của các Đạo với con người là gì, để việc thực hành tín ngưỡng đúng đắn và không bị bám chấp vào các sự mê tín mù quáng. Mê tức là không biết, không tìm hiểu kỹ vấn đề, nên tín luôn, dẫn đến sự sai lệch trong tư tưởng của mỗi con người, khiến các hành động, hành vi cũng từ đó sai lệch theo. 
 
    Không tự ý lấy sử dụng hoặc mang bất kỳ loại đồ đạc gì của nhà chùa về làm của riêng. Theo nhiều kinh sách và quan niệm truyền thống, những hành vi như vậy gọi là “đạo dụng thập phương thường trụ” (trộm dùng đồ lễ của chúng sinh cúng dàng). Phạm giới luật này khi chết sẽ bị giam vào địa ngục, chịu khổ vô kể. Phật điển ghi rõ, “nhân nhỏ, quả lớn”, thành tâm cúng dàng, lễ dù nhỏ nhưng phúc báo lớn lao; trộm của chùa, vật tuy xơ sài nhưng quả báo không gánh hết. Vâng, bản chất đây là những điều không tốt, lấy của người khác thành của mình, là tính tham lam, song qua nhiều đời nên có nhiều pháp được ban ra để đối chọi giảm bớt việc này đối với những người có căn cơ thấp, còn những người có trí tuệ cao, năng lực tư duy phân tích tốt, tâm tốt thì có lẽ cũng không nhất thiết phải đưa ra những lời răn dạy mang tính chất dọa dẫm, đe nẹt. 

 

 
     Vào Phật đường, tam bảo không nên đi giày dép, nhai trầu, hút thuốc. Tam bảo là nơi tôn nghiêm, có giới hương, định hương, chân hương, đòi hỏi phải trì giới để di dưỡng thanh tịnh, tuyệt đối không gây ồn ào, hỗn tạp. Tội náo loạn tam bảo không nhỏ. Chùa là nơi sinh hoạt cộng đồng nên tối thiểu cũng cần có sự tôn nghiêm, tôn trọng giữa con người với con người, nên việc làm náo loạn, ầm ĩ là đã đủ thấy tâm của người đến chùa nhiễu động. Còn việc đi giày dép, nhai trầu, hút thuốc thì bản chất hiện tại các chùa đều được lau chùi, vệ sinh sạch sẽ, lát đá hoa, v.v...và tùy nguồn lực mỗi chùa về nhân sự lau dọn tiếp đón, nên mỗi người nên giảm bớt sự mất vệ sinh, để người khác phải lau dọn nhiều lần, đó cũng là một hình thức tu tập tâm thức của mỗi người. Vì Chùa ngày xưa ở trên nền đất nện nhiều thì có thể đi dép, trống trơn trượt, chứ Đức Phật còn sống chắc cũng sẽ không cấm, mà chỉ đưa ra những giáo pháp để mọi người tự nhận thấy và thay đổi hành vi thông qua Tâm (Mong muốn) của con người. 

     Vào chùa nên đi từ cửa bên, không đi cửa chính giữa; đồng thời không dẫm lên bậu cửa khi bước vào, phải bước qua bậu cửa, nếu không chắc chắn phạm tội bất kính. Cửa chính nhà chùa từ xưa đến nay chỉ đức Phật, Ngọc đế, quốc vương một nước mới được ra vào. Vì thế nhiều ngôi chùa ngày thường không mở cửa chính. Lối kiến trúc chùa Bắc Bộ thường như vậy, còn chùa tại Miền Nam, Miền Trung, Khơ Me có những lối kiến trúc khác nhau. Do cũng tự việc Tam Giáo đồng nguyên nên việc đi lại như vậy để thể hiện thể chế của nhà nước phong kiến, chứ Đức Phật và Đức Vua hoàn toàn khác nhau về Tâm Thức. Với lại việc này sẽ dần dần hình thành tâm phân biệt rõ rệt, nhỏ nhen, ngay đối với người đi lễ Chùa. Nên chúng ta cần hiểu biết rõ ràng sự việc để có góc nhìn đúng đắn và có cách ứng xử phù hợp. 
 
     Không nên ngắm tượng Phật như một tác phẩm nghệ thuật, trước tượng Phật nên cung kính nghiêm trang, không nhìn ngang ngó dọc, khệnh khạng trước tam bảo. Nếu muốn chiêm ngưỡng tượng Phật, nên đứng từ ngoài để quan sát. Việc này chỉ không nên thôi, vì đối với các nhà khoa học, nghiên cứu văn hóa thì cần có góc nhìn khác, họ cần nghiên cứu niên đại, hình thể, chất liệu, nghệ thuật tạo hình, cần ghi chép, chụp ảnh v.v... để đưa ra những thông số mang tính nghiên cứu, để có thông tin khảo cứu, chứng nghiệm. Còn ở đời sống, thì khi nhìn chằm chằm, nhìn ngang ngó dọc, khệnh khạng thì thường là những người có Tâm: Sân hận, Nghi Ngờ, Ngạo Mạn... và khi thực hành trong cuộc sống sẽ có sự phản cảm, ít được người khác giúp đỡ, và dễ bị xa lánh hoặc bị từ chối khéo. Mọi người đi lễ chùa cũng cần hiểu rõ: Tam Bảo - Tam Bảo là gì - Ý nghĩa của Tam Bảo đối với đời người là gì, hiểu được ý nghĩa và thực hành theo Tam Bảo đó mới là sự chân chính của mỗi con người.  
 
     Không chạy qua chạy lại, nói chuyện, bình phẩm, ngồi hoặc nằm trong Phật đường. Không tùy tiện hắt hơi sổ mũi, khạc nhổ… quanh khu vực Phật điện, Tam Bảo. Đơn giản bởi đây là những hành vi tu Thân của mỗi người, nên cơ bản từng con người cần biết, đến Chùa, Đình, Đền, Miếu, Phủ nơi giao thoa của thế giới Tâm linh vô sắc, mà còn như vậy, thì những người này ở ngoài đời thường thì không còn coi bất cứ ai ra gì, vậy chơi với những người như vậy có nên không. Do vậy đây cũng chính là một pháp tu Thân, Tâm, Tuệ cho mỗi người khi đi lễ Chùa. Lúc này Chùa là phương tiện để chúng ta tu tập, hành vi xấu xung quanh của con người là đối cảnh, để đối tâm chúng ta. Hay thì chúng ta nên học, không hay chúng ta nên sửa để hoàn thiện bản thân mình. 
 
     Vào Phật đường, đi vòng quanh tượng Phật, khu vực tam bảo, đi từ phải sang trái, vì năng lược gốc của vũ trụ cũng đi từ phải trang trái. Niệm tên Phật hiệu, có tác dụng như lý tác ý, hoặc Tự kỷ ám thị, giúp chúng ta nhiếp tâm, từng niệm (suy nghĩ) nhớ đến những điều Đức Phật dạy, để thực hành những điều đó trong đời sống. Và đây chính là "Nhân" lành - thực hành điều thiện lành tức là gieo "Duyên" các điều kiện cần, và chỉ cần Nhân tốt, Duyên tốt, ắt sẽ có "Quả" tốt, và dẫn đến Nghiệp lực tốt. Trong kinh điển giáo lý có trích đoạn những người thực hành được các điều này, đại ý sẽ được hưởng 5 điều phúc đức: "Hậu sinh đoan chính, đẹp; lời ăn tiếng nói rõ ràng dễ nghe; hóa sinh thăng thiên; có thể được sinh ra trong gia đình quyền quý; siêu sinh đạo Niết Bàn"

 
 

     Sử dụng đồ của chùa, như ăn uống, thụ lộc, nên lưu công đức, dù ít dù nhiều. Không nên coi đó là của chùa, trụ trì cho thì nhận mà không bố thí chút công đức. Bởi vì có 2 lý do: Ngân sách của Chùa để duy trì các hoạt động như điện, nước, sinh hoạt, gạo, muối, thực phẩm cũng cần phải có để trả chi phí cho nhà nước. 2. Đồ lễ của đàn na thí chủ tuy nhiều, nhưng cũng không phải lúc nào cũng sử dụng và ăn hết được. 3. Đối với một số chùa Nam Tông lấy việc tu hành và truyền thừa giảng dạy giáo lý, thì nơi đây thường không tổ chức cúng lễ, nên cũng cần các khoản chi phí để sửa chữa, tu bổ, đèn nhang, thực phẩm cơ bản. Vì trước đây các Chùa này thường các nhà sư đi khất thực để tu luyện kinh hành và phá bỏ tâm ngạo mạn, tâm sở hữu. Nhưng ngày nay hiện đại cuộc sống các nhà sư tu hành khổ hạnh không như trước, cần phù hợp với hiện đại. Và cũng nên có những nhận biết đúng sai về việc bố thí cúng dường, khi những chùa nơi đây lợi dụng việc đàn na thí chủ bố thí cùng dường để làm phương tiện kiếm tiền, thì chúng ta cũng phải dùng trí tuệ hiểu biết để phân tích, nếu không là tưởng là việc tốt nhưng hóa ra lại tăng nghiệp xấu cho chính bản thân mình. 

      Không nên mang theo mũ áo, khăn, túi xách, gậy gộc, bao tay… vào tam bảo bái Phật. Vì như vậy người đi lễ chùa sẽ bám víu vào vật chất đi kèm, mất sự tập trung trong việc nhiếp tâm đảnh lễ, cũng như phần tôn kính. Cũng buông bỏ những phần vật chất dư thừa, không quan trọng để đơn giản trong lối sống, thực hành việc Nhiệt Tâm, Tỉnh Thức, Chánh Niệm trong việc đi học cá giáo lý. Đi lễ chùa, tốt nhất không mang theo những đồ tùy thân khi vào tam bảo.
 
     Không đứng hoặc quỳ chính giữa Phật đường lễ Phật. Lưu ý, đó là vị trí tối cao của trụ trì, trưởng lão, các vị Sư có đức cao vọng trọng, khiến mọi người cần phải tôn trọng nên quỳ lễ chếch sang bên một chút. 

 
 

     Lễ chùa phải ăn mặc giản dị, sạch sẽ, đặc biệt không mặc váy ngắn, quần cộc, áo hở lườn hở nách… Nhiều người khi lễ Phật, thậm chí nhiều vị trí nhạy cảm phơi hết ra ngoài, vừa phạm giới uế tạp Phật đường, vừa phạm giới bất kính, bởi vì quần áo thiếu vải sẽ khởi tâm Dục giới cho người khác cũng là một loại nghiệp báo không tốt. Chưa kể đến thuần phong mỹ tục đạo đức của người Việt Nam, còn phạm vi ngoài thế giới con người có những niềm tin khác nhau, nhưng chắc chắn đứng trước các bậc Thánh, Chúa, Giáo chủ v.v... đức tin của họ, họ cũng sẽ không có những hành động như vậy. Thời nay có nhiều lời răn với hành vi này, như là công quả tiêu tan, quả báo vô cùng, thân đày địa ngục, là để răn giới trẻ hoặc những người lớn nhưng có hành động như vậy, ở tầng bậc thấp của ý thức con người, nên mới có những lời răn có tính chất bắt buộc, giáo điều, để mọi người nhanh hiểu. 

    Hạn chế để trẻ em vào Tam Bảo, nơi tu hành, nghịch ngợm các đồ tế khí, tượng phật, bởi  vì dễ gây hỏng, đổ vỡ, chưa kể những cổ vật cần được bảo tồn, hạn chế sự  tác động của vật chất bên ngoài. 

 
 

    Vào chùa, nên dùng Phật danh thay tên gọi để mở lời chào trụ trì và tăng ni trong chùa. Khi ra về cũng nên dùng câu này để bái biệt, công đức mang lại vô lượng, cho cả người vãn cảnh và nhà chùa. Đặc biệt cũng nên hiểu các câu Phật Danh ví dụ như: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật - Nam Mô - đây là phiên âm tiếng Phạn - Nghĩa là Quy Y - Quy là quay về, Y là nương tựa, Bổn Sư: Sư là Thầy - Bổn là đầu tiên. Thích Ca - Đức Phật dòng họ (Shakya) Phiên âm dịch là Thích Ca - nên họ của các sư tại Việt Nam đều lấy họ Thích. Mâu Ni - Đây là một dòng tu khổ hạnh bắt nguồn từ Ấn Độ - Nepal. Phật: được dịch tù Budda - Có nghĩa là bậc giác ngộ toàn phần là một quả vị. Nên những người tu đến giác ngộ - chánh đẳng - chánh giác đều được gọi là Phật - Trong dân gian cổ tại Việt Nam có nơi được phiên âm đọc là Bụt - giống các câu chuyện cổ tích ngày xưa "Bụt hiện lên hỏi - tại sao con khóc"... Và dĩ nhiên còn nhiều danh hiệu nữa, mọi người nên tìm hiểu kỹ để sử dụng thực hành có ý nghĩa. 
Nguồn: Sưu tầm


Video: Không gian cảnh quan công viên Thiên Đức tựa chốn Bồng Lai

 

CÔNG VIÊN TƯỞNG NIỆM THIÊN ĐỨC - NƠI HIẾU NGHĨA VẸN TRÒN
          (Với thông điệp mong muốn mang lại cho khách hàng sự
Bình An trong Tâm - Nơi lòng Hiếu Nghĩa được Tôn Vinh - Hướng về Nguồn Cội)
---------------
✅ Quý khách cần tìm hiểu thông tin và đăng ký thăm quan công viên miễn phí.
☎️ Xin liên hệ: Nguyễn Phương Nam - 09 85 85 99 72 - Nguyễn Hồng Vân: 091 858 9466 ( Phục vụ24/24)
☑ Email: namthienducvinhhangvien@gmail.com
☑ Trụ sở chính: Tầng 8 - Tòa nhà Imperial - Số 71 Vạn Phúc - Liễu Giai - Ba Đình - Hà Nội.
☑ Công viên Thiên Đức:  Xã Trung Giáp - Bảo Thanh - Phù Ninh - Phú Thọ.
☑ Website: http://vinhhangvien.com
----------
✅ Xem thêm: (QUAY VỀ => TRANG CHỦ)
✔️ Phong thủy tổng thể Công viên Thiên Đức
✔️ Đất ngũ sắc tốt trong việc an táng
✔️ Tầm nhìn - Sứ mệnh - Giá trị cốt lõi Thiên Đức
✔️ 20 cách bồi Phúc để gia tăng Phước Báu
✔️ 9 điều lợi ích giúp đời sống An lành tăng Phúc Thọ
✔️10 điều Tâm niệm của Đức Phật giúp mọi người an lạc
✔️ Cách đi lễ Chùa mang lại Hạnh Phúc trong đời sống
✔️ Hiểu chánh pháp giúp cuộc sống giải thoát
✔️ Hướng dẫn cách thắp hương gia tiên - hiếu đạo
✔️ Hiểu về nghi lễ thờ cúng Đền - Chùa - Miếu - Phủ
✔️ Tang lễ và những điều cơ bản cần biết.
✔️ Các Dịch vụ phục vụ lợi ích khách hàng tại Thiên Đức
✔️ Hạng mục công trình nổi bật tại Thiên Đức
✔️ Đăng ký thăm quan & Lịch trình - Xe đưa đón tại Hà Nội - Miễn phí
✔️ Các đồi phong thủy - sản phẩm đang mở giao dịch 
✔️ Tổng hợp các câu chuyện phong thủy 
✔️ Cẩm nang phong tục tín ngưỡng 
✔️ Tục tảo mộ cuối năm - Tục mời ông bà tổ tiên về ăn Tết với con cháu 
✔️ Mâm ngũ quả - Ý nghĩa - Cách bày và những sai lầm cần tránh
✔️ Cúng tất niên Ý Nghĩa - Bài khấn
✔️ Cúng rằm tháng giêng đúng cách - Những điều cần biết

 Chân thành cảm ơn! -------

Chia sẻ

Bình luận