0985.85.99.72
1
Bạn cần hỗ trợ?

Các tục chôn cất của người Tây Tạng

✅ Không chỉ có tục thiên táng, xẻ thi thể người quá cố làm mồi cho kền kền, người Tây Tạng còn nhiều tục lệ chôn cất kỳ lạ và không kém phần đáng sợ khác.
CÁC HÌNH THỨC MAI TÁNG VÀ TỤC LỆ CHÔN CẤT KỲ LẠ CỦA NGƯỜI TÂY TẠNG
 
      Tục lệ mai táng người chết ở Tây Tạng rất đa dạng với những cách lý giải đặc biệt về linh hồn và sự sống, trong đó không thể không kể đến tháp táng, hoả táng hay thiên táng.

      Nằm biệt lập ở độ cao từ 5.000m so với mặt nước biển trên dãy Himalaya, Tây Tạng gần như không bị tác động bởi xã hội bên ngoài. Nơi đây có khí hậu vô cùng khắc nghiệt, cộng thêm những lý do tôn giáo mà tục lệ mai táng người chết ở Tây Tạng rất đa dạng. Tuy nhiên, tuỳ theo địa vị mà mỗi thành phần trong xã hội sẽ được mai táng bằng những cách khác nhau.

Tháp táng
      Đây là nghi thức tang lễ cao quý và thiêng liêng nhất ở Tây Tạng, dành riêng cho các Đạt Lai Lạt Ma, Ban Thiền Lạt Ma và Phật Sống. Khi một Lạt Ma qua đời, xác của họ sẽ được rút nước và ướp trong các thảo mộc quý hiếm, đồng thời rải lá vàng và nghệ tây khắp cơ thể. Sau đó, xác chết được chuyển đến bảo tháp và bảo quản cẩn thận để thờ cúng. Bảo tháp có thể làm từ vàng, bạc, đồng, gỗ hay thậm chí cả đất. Điều này được quyết định dựa theo cấp bậc của Lạt Ma.
 

Nơi yên nghỉ của các vị Lạt Ma theo hình thức tháp táng. (Ảnh: Tibet Vista).

Hoả táng
      Hoả táng được xem như ít cao quý hơn tháp táng, dành cho các nhà sư chức vị cao và giới quý tộc. Theo đó, xác chết sẽ được đặt trên rơm và gỗ để đốt cháy. Phần tro cốt của nhà sư được đưa vào hộp gỗ hay bình đất nung, chôn tại đỉnh đồi, một mảnh đất linh thiêng hay mang lên đỉnh núi phát tán theo gió hoặc thả xuống sông. Riêng tro của Đức Phật Sống hay Lạt Ma thường được cho vào những tháp vàng, bạc nhỏ và lưu giữ cùng với những sách Phật giáo cổ cùng kho báu.
 

Thiên táng (điểu táng)
     hình thức mai táng nổi tiếng "rùng rợn" của người Tây Tạng. Thay vì chôn cất người chết trong lòng đất, người Tây Tạng đưa thi thể lên núi làm mồi cho đàn kền kền đói. Có hai hình thức thiên táng:

     Cơ bản và long trọng. Những người dân du mục và dân làng ở vùng hẻo lánh thường sử dụng thiên táng cơ bản. Người chết đơn giản được mang lên núi để bọn kền kền tự tìm đến.

     Cách thứ hai phức tạp và mang tính nghi thức hơn. Các Lạt Ma sẽ cầu nguyện cho người quá cố được đặt ở tư thế ngồi suốt 24 giờ. Thi thể được cầu nguyện, tắm rửa sạch sẽ và bọc trong vải trắng. Cuối cùng, người ta sẽ phá vỡ xương cột sống của cái xác để thuận tiện cho việc mang tới nơi an táng. Một người bạn thân hay thành viên trong gia đình sẽ đeo cái xác trên lưng.

     Hành trình đến nơi an táng bắt đầu lúc sáng sớm. Các thành viên trong gia đình đi cùng để tụng kinh và chơi nhạc đám ma nhưng phải giữ một khoảng cách nhất định với người chết. Thi thể người chết được đặt nằm sấp xuống mặt đá, các rogyapa (người xử lý xác chết) hoặc những bậc thầy chôn cất sẽ đốt cây bách xù để tạo mùi thu hút đàn kền kền và bắt đầu công việc của mình với con dao sắc bén. Từ tóc đến nội tạng, cuối cùng là các chi của người quá cố được bóc tách và ném cho đám kền kền đói xúm lại. Rogyapa tiếp tục đập dập bộ xương còn lại, sau đó trộn với bột lúa mạch để đàn chim dễ "tiêu thụ hơn".


 
     
     Nguồn gốc "Thiên táng" Tây Tạng có tổng diện tích khoảng 1,2 triệu km2, nằm ở phía đông bắc Ấn Độ, là nhà của dãy núi Himalaya và các vùng ít được khám phá. Dân cư Tây Tạng chủ yếu sinh sống ở độ cao khoảng 5.000 m so với mặt nước biển. Ở vùng cao nguyên này, người ta sẽ thấy khí hậu vùng sa mạc núi cao khắc nghiệt với những cơn gió lạnh thấu xương. Cao nguyên Tây Tạng là hệ sinh thái cao nhất tồn tại trên thế giới.

    Người Tây Tạng không thể tiến hành chôn cất dưới lớp đá cứng hay băng lạnh, còn đất thì vô cùng đắt đỏ. Và việc hỏa táng cũng rất khó khăn khi gỗ cây, nhiên liệu đốt khan hiếm. Nhưng những đàn kền kền háu đói lượn trên bầu trời, sói lang thang quanh vùng lại rất nhiều. Câu hỏi về việc chôn cất ở Tây Tạng được giải đáp. Với những đặc điểm đó của vùng, tục "thiên táng" là điều hợp lý nhất người Tây Tạng có thể làm. Đa số người Tây Tạng theo Phật giáo Kim cương thừa (Vajrayana), họ tin rằng các linh hồn người chết đã rời khỏi cơ thể và cái xác còn lại chỉ là phần "con". Còn kền kền được tôn kính như linh vật thiêng liêng ở đây. Chúng không phải loài ăn xác thối ma quái mà là "thánh đại bàng". Người Tây Tạng tin rằng việc an táng người chết bằng cách nuôi kền kền cũng giống như đức Phật tổ Như Lai lấy xác mình nuôi hổ dữ để khỏi hại các sinh linh khác trong thế giới. Vì thế, thi thể người chết được chim ăn sẽ nhanh chóng lên thiên đàng. Đây mới là điều giải thích trọn vẹn cho tục mai táng tưởng chừng "nhẫn tâm" của người Tây Tạng.

Thuỷ táng
      Trong thuỷ táng, xác chết được bọc trong vải rồi thả trôi sông. Có hai quan điểm khác nhau về hình thức này. Ở nơi thiên táng phổ biến, thuỷ táng bị coi là cách thấp kém, chuyên dùng để mai táng người ăn xin hoặc người có địa vị thấp trong xã hội. Ngược lại, ở những nơi không thể thực hiện thiên táng, thuỷ táng được chấp nhận rộng rãi với những quy tắc thiêng liêng và trang trọng.
 

Vách táng
      Vách táng thường được áp dụng ở miền nam Tây Tạng và do các nhà sư quyết định phương thức tang lễ nào sẽ phù hợp với người chết. Theo đó, xác chết sẽ được đặt trong hộp gỗ và đem đến một hang động ở vách đá có độ cao 50 - 300 mét so với mặt đất.
 

Địa táng
       Trái ngược với các nơi khác trên thế giới, địa táng (chôn cất) là hình thức thấp kém nhất, chỉ áp dụng cho những người mang bệnh dịch hoặc kẻ sát nhân. Địa táng có hai ý nghĩa: một là để loại bỏ sự lây lan của bệnh dịch, hai là để trừng phạt người chết bằng cách đưa họ xuống địa ngục.
 
Nguồn : Sưu tầm 
Video: Không gian cảnh quan công viên Thiên Đức tựa chốn Bồng Lai

 

CÔNG VIÊN TƯỞNG NIỆM THIÊN ĐỨC - NƠI HIẾU NGHĨA VẸN TRÒN
       
   (Với thông điệp mong muốn mang lại cho khách hàng sự
Bình An trong Tâm - Nơi lòng Hiếu Nghĩa được Tôn Vinh - Hướng về Nguồn Cội)

---------------
✅ Quý khách cần tìm hiểu thông tin và đăng ký thăm quan công viên miễn phí.
☎️ Xin liên hệ: Nguyễn Phương Nam - 09 85 85 99 72 - Nguyễn Hồng Vân: 091 858 9466 ( Phục vụ24/24)
☑ Email: namthienducvinhhangvien@gmail.com
☑ Trụ sở chính: Tầng 8 - Tòa nhà Imperial - Số 71 Vạn Phúc - Liễu Giai - Ba Đình - Hà Nội.
☑ Công viên Thiên Đức:  Xã Trung Giáp - Bảo Thanh - Phù Ninh - Phú Thọ.
☑ Website: http://vinhhangvien.com
----------
✅ Xem thêm: (QUAY VỀ => TRANG CHỦ)
✔️ Phong thủy tổng thể Công viên Thiên Đức
✔️ Đất ngũ sắc tốt trong việc an táng
✔️ Tầm nhìn - Sứ mệnh - Giá trị cốt lõi Thiên Đức
✔️ 20 cách bồi Phúc để gia tăng Phước Báu
✔️ 9 điều lợi ích giúp đời sống An lành tăng Phúc Thọ
✔️ Cách đi lễ Chùa mang lại Hạnh Phúc trong đời sống
✔️ Hiểu chánh pháp giúp cuộc sống giải thoát
✔️ Hướng dẫn cách thắp hương gia tiên - hiếu đạo
✔️ Hiểu về nghi lễ thờ cúng Đền - Chùa - Miếu - Phủ
✔️ Tang lễ và những điều cơ bản cần biết.
✔️ Các Dịch vụ phục vụ lợi ích khách hàng tại Thiên Đức
✔️ Hạng mục công trình nổi bật tại Thiên Đức
✔️ Đăng ký thăm quan & Lịch trình - Xe đưa đón tại Hà Nội - Miễn phí
✔️ Các đồi phong thủy - sản phẩm đang mở giao dịch 
✔️ Những yếu tố quan trọng khi chọn đất đặt Mộ
✔️ Chọn đất đặt mộ phong thủy tại công viên nghĩa trang 
✔️ Đặt mộ phần cải táng sao cho hợp phong thủy
✔️ Ngôi mộ song huyệt sinh ra bậc tài danh nhờ thế đất “Thần bút chấm thuỷ”
✔️ Đất quý phong thủy được tìm đến như thế nào 
✔️ Thày phong thủy Trung Quốc tự nhận chỉ đáng học trò cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm
✔️ Ngôi mộ thiên táng với dòng họ Lê Hữu
Tag: #congvienthienduc; #congviennghiatrang;
#congvientuongniemthienduc; #hoavienthienduc;
#nghiatrangthienduc; #bandatnghiatrang; #vinhhangvienthienduc    

Chân thành cảm ơn! 

Chia sẻ

Bình luận