0985.85.99.72
1
Bạn cần hỗ trợ?

Hiểu và lễ tại Ban Tam Bảo phật

✅ Tam Bảo có nghĩa là ba ngôi quý báu của Đạo Phật hẳn thật đáng là nơi vững chắc quay về nương trông cậy -"Quy Y Tam Bảo" Có nghĩa là chúng sanh nào tin theo, rồi cố gắng hành theo, có thể đi từ Phàm đến Thánh, bỏ Tối về Sáng. Lìa Mê về Ngộ, thoát Khổ về Vui được.

       TAM BẢO NGHĨA LÀ GÌ?

       Phạn ngữ VÀRA dịch là quý báu. Có nghĩa là, những tài sản, vật dụng gì trên thế gian này, hằng đem lại sự lợi ích, sự vui thích, lòng ham muốn, sự hân hoan cho chúng sanh, gọi là vật quý báu. Đơn cử ví dụ như Vàng, Bạc, Ngọc, Ngà, Trân châu, Mã não, San hô, Hổ phách v.v... chẳng hạn. Thế Nhơn điều cho là vật quý báu, đáng tìm kiếm cất giữ, thu nhặt, nâng niu quý trọng. Trái lại, trong Phật Giáo không cho đó là quý báu đâu. Vì rằng, dù cho tất cả các báu vật trong thế gian có nhiều thứ, nhiều loại, cũng không giúp đỡ cho chúng sanh thoát khỏi cảnh Sanh, Già, Đau, Chết, nhất là vượt ra khỏi Tam giới, Tam đồ, Lục đạo...cho được. Còn Tam bảo có nghĩa là ba ngôi quý báu hẳn thật đáng là nơi vững nương trông cậy. Có nghĩa là chúng sanh nào tin theo, rồi cố gắng hành theo, có thể đi từ Phàm đến Thánh, bỏ Tối về Sáng. Lìa Mê về Ngộ, thoát Khổ về Vui được.
 

       TAM BẢO GỒM :

- Phật bảo
- Pháp bảo
- Tăng bảo
 
       
        
PHẬT BẢO :  Phật là “ngôi báu thứ nhất” hay Phật bảo, vì Ngài là người tìm ra nguồn Đạo giải thoát, đã vượt ra khỏi vòng Sanh tử Luân hồi dứt Khổ trọn Vui,  là đấng giác ngộ đầu tiên, người đã tìm ra chân lý và phương pháp tu tập để hướng đến sự giải thoát, làm giảm nhẹ và xóa bỏ những khổ đau vốn có trong cuộc đời này. Chính từ ý nghĩa đó mà đức Thích-ca Mâu-ni được tôn xưng là Phật, bởi danh từ này vốn là do người Trung Hoa phiên âm từ tiếng Phạn là Buddha, có nghĩa là “bậc giác ngộ”.cũng là Thầy cả Chư Thiên và Nhơn Loại.
 
 
       PHÁP BẢO:  Chân lý giác ngộ và phương pháp tu tập do Phật truyền dạy được gọi là Pháp. Trong ý nghĩa đó, Pháp là phương tiện để chúng ta có thể thực hành theo đúng và đạt đến sự giác ngộ, đạt đến sự giải thoát giống như Phật. Pháp là những phương Lương diệu dược nhiệm màu, có năng lực chữa trị Tâm bệnh Phiền não của chúng sanh trong Tam giới. Vì thế mà Pháp được tôn xưng là “ngôi báu thứ hai”, hay Pháp bảo.
 
       TĂNG BẢO:  Những người rời bỏ đời sống gia đình để dành trọn cuộc đời thực hành theo giáo pháp của đức Phật, hướng đến sự giải thoát, sự giác ngộ, được gọi là chư tăng. Các vị này cùng nhau tu tập trong một tập thể gọi là Tăng-già (do tiếng Phạn là Sangha) hay Tăng đoàn. Trong sự tu tập của tự thân mình, chư tăng cũng nêu gương sáng về việc làm đúng theo lời Phật dạy và truyền dạy những điều đó cho nhiều người khác nữa.vì các Ngài là người thay mặt ba đời chư Phật, có nhiệm vụ hướng dẫn, dắt dìu quần sanh thoát khỏi nẻo Tối, đường Mê, tu hành cho đến nới dứt Khổ. Vì vậy, các ngài được tôn xưng là “ngôi báu thứ ba”, hay là Tăng bảo.

 


       Ý NGHĨA VÀ CÁCH BỐ TRÍ TƯỢNG PHẬT TẠI TAM BẢO : Chia thành 3 hàng

       HÀNG THỨ NHẤT  : Tượng Tam Thế là ba pho tượng ngồi ngang nhau ở nơi cao nhất trên bàn thờ, đại diện cho chủ Phật trong ba thời gian quá khứ, hiện tại thế, vị lai thế (có thuyết nói đức Phật A-di-đà là Phật quá khứ “tam thế tương liên” thì không đúng. Nên nhớ trong kinh Tịnh Độ, danh hiệu của Ngài Vô Lượng Thọ “hiện nay Ngài đang thuyết pháp” tiếp dẫn chúng sinh ở mười phương thế giới vãng sinh tới cõi cực lạc, vả lại Ngài cũng ra đời cõi Sa Bà này).

       Tam thế phật :

       - Chữ Thế có thể hiểu là Thời. Vậy Tam Thế Phật là Phật 3 thời: quá khứ, hiện tại và vị lai.
       - Phật quá khứ là Phật A Di Đà tượng trưng cho các đức Phật trong quá khứ
       - Phật hiện tại là Phật Thích Ca Mâu Ni
       - Phật tương lai là Phật Di Lặc tượng trưng cho các vị Phật tương lai
       - Nói rộng ra  thì Tam Thế Phật là Phật của cả 3 thời: quá khứ, hiện tại và tương lai, tức là vô lượng vô biên vô số chư Phật mười phương.
       - Chữ Thế có thể hiểu là Thế giới, gồm có phương Đông là thế giới Tịnh Lưu Ly của Phật Dược Sư, phương Tây là thế giới Cực Lạc của Phật A Mi Đà và trung tâm là thế giới Sa Bà của Phật Thích Ca Mâu Ni.... Theo nghĩa này, Tam Thế Phật là không gian vô lượng của thế giới chư Phật từ Đông sang Tây, từ phải sang trái, từ trên xuống dưới, ..., vô lượng vô biên vô số quốc độ Phật như thế.

       Tượng Tam thế phật 

       - Bộ tượng tam thế phật Bộ tượng này gồm có 3 pho giống hệt nhau, tỷ lệ thân tương đương nhau, chỉ có sự khác biệt ở thủ ấn. thường được tạc trong tư thế ngồi thiền kiết già . Ta thường gọi theo thói quen là tượng “Tam Thế”. Thực ra đây chỉ là tên gọi tắt theo thói quen của người Việt, để chỉ các vị Phật ở Quá khứ, Hiện tại và Tương lai.
       - Tên gọi đầy đủ của bộ tượng này có nhiều, song phổ cập là “Tam Thế Tam Thiên Phật” tức 3.000 đức Phật, mỗi thời 1.000 vị, hay “TamThế Thường Trụ Diệu Pháp Thân” là nhằm tôn sùng cái hình tướng chân thật, sáng láng, kỳ diệu, luôn tồn tại khắp không gian và xuyên thời gian của các đức Phật.

       HÀNG THỨ HAI : Tượng A-di-đà Tam Tôn: Tượng còn được gọi là “Tây phương tam thánh” đặt ở hàng thứ hai từ trên xuống gồm:

       Phật A-di-đà (ngồi giữa). Phật A-di-đà được tạc trong tư thế toạ thiền, ngồi xếp bằng, hai tay đặt giữa lòng đùi, khuôn mặt đôn hậu, mắt nhìn xuống suy tư, miệng hơi mỉm cười  Phật được tạc to nhất trong các nhóm tượng tuỳ theo khuôn khổ từng chùa. Phật A Di Đà vị Phật của thế giới Tây phương cực lạc, nơi chỉ có vui mà không có khổ, tiếp dẫn người có công đức sang thế giới Tây phương cực lạc
       Bồ Tát Ðại Thế Chí cầm cành hoa sen màu xanh đứng bên tay phải Ðức Phật A Di Ðà.  Đây là vị hộ pháp giúp việc cứu độ cho Phật A-di-đà, giáo hóa chúng sinh, tích đức hành thiện, trừ gian diệt ác. Bồ Tát Ðại Thế Chí biểu trưng cho đức tinh tấn và ánh sáng trí tuệ, nhờ vào trí tuệ có năng lực như ngọn đèn sáng rực, soi rọi các tà vọng thiện ác, thấy được vực sâu của tội ác trong thế gian một cách rõ ràng.. Ngài còn có danh hiệu là Ðắc Ðại Thế Chí Bồ Tát, Ðại Lực Ðại Thế Chí Bồ Tát, Ðại Tinh Tấn Bồ Tát hay Vô Biên Quang Bồ Tát. Các danh hiệu của Bồ Tát Đại Thế Chí nói lên hạnh nguyện đại hùng, đại lực, đại tinh tấn và ánh sáng trí tuệ vô biên chiếu khắp mọi loài chúng sanh, có thể phá trừ vô minh, điều phục tham sân si, chuyển hóa phiền não thành bồ đề. Các vị Bồ Tát đều có từ bi, trí tuệ và ý chí xuất phàm như nhau, đó là nhân để tiến đến Phật quả.
       Bồ Tát Quán Thế Âm cầm nhành dương liễu và bình tịnh thủy đứng bên tay trái Đức phật A Di Đà. Quan Thế Âm bồ tát với một số sắc tướng và danh hiệu khác Quan Thế Âm vô uý, Quan Thế Âm Nam Hải, Quan Thế Âm nghìn mắt nghìn tay: là người luôn nghe tiếng kêu tha thiết từ tâm khảm chúng sinh trong trần gian mà tới cứu khổ. Mang lòng từ bi, nhân ái, vị tha và thánh thiện không phân biệt bất kỳ ai, nghĩa là người yêu thương tất cả chúng sanh trong thiên hạ.



Tây phương Tam thánh có pháp lực vô hạn 
 

       HÀNG THỨ BA: Tượng Thích-ca Mâu-ni: Tượng đặt ở hàng thứ ba, chính giữa. Hình dáng đặc trưng: Tóc Phật Thích Ca có thể búi tó hoặc có các cụm xoắn ốc. Phật Thích Ca mặc áo cà sa hoặc áo choàng qua cổ màu vàng hoặc nâu, nếu có hở ngực thì trước ngực không có chữ "vạn". Phật có thể ngồi trên tòa sen, nhục kế trên đỉnh đầu, đôi mắt mở ba phần tư. Tượng Thích-ca Mâu-ni được tạc ở 4 tư thế thuộc 4 giai đoạn khác nhau. Theo truyền thuyết về cuộc đời và sự nghiệp của Thích-ca Mâu-ni với cái tên gọi như sau: 
 


 

       Tượng Cửu Long (Thích-ca sơ sinh) tượng Thích-ca ở tư thế đã bước ra rồi đứng lại, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, có 9 con rồng uốn chầu xung quanh, tượng Cửu Long dựa vào Phật sử nói rằng, khi Thích-ca giáng sinh có 9 con rồng phun nước để tắm cho Ngài. Tắm xong Ngài tự đi 7 bước về phía trước, tay phải Ngài chỉ lên trời, tay trái Ngài chỉ thẳng xuống đất mà nói ngay được rằng “Thiên thượng, Thiên hạ, duy ngã độc tôn” (có nghĩa là trên trời, dưới đất, chỉ có “ta” là tôn quý) (Ta đây là “Đại ngã” bản tính Chân Như, không phải là Tiểu Ngã cá nhân riêng của mình, truyền tâm ấn). Hai bên tượng Cửu Long là hai tượng Đế Thích và Phạm Vương, chủ thể thế giới, nên tạc theo kiểu nhà vua ngồi trên ngai.Tượng Tuyết Sơn diễn tả Thích-ca Mâu-ni trong thời kỳ tu khổ hạnh trên núi Tuyết Sơn (núi rừng Ni-câu-luật) với thân hình gầy gò, chỉ có da bọc xương. Dân gian quen gọi là tượng “nhịn ăn để mặc”. 

 

 
       Tượng Thích-ca thuyết pháp (còn gọi là Thích-ca giáo chủ): Tượng được tạc trong tư thế ngồi trên toà sen, mặc áo pháp, một vai để trần (tượng tay cầm bông sen là tượng Thế Tôn niêm hoa…). Hai bên tượng Thích-ca thuyết pháp có hai vị thị giả là Văn thù Bồ tát (giúp về trí tuệ thuộc lý) và Phổ hiền Bồ tát (giúp về hành nguyện thuộc sự). Có chùa thay hai tượng này bằng hai tượng đệ tử An-na-đa và Ca-diếp (thuộc bộ ba của Tiểu thừa). 
 

 
       Tượng Thích-ca Mâu-ni đang nhập Niết bàn. Thông thường tượng Niết Bàn ở tư thế nằm nghiêng sườn bên phải xuống thoải mái, tay phải co lại chống lên đầu, mắt lim dim. Tượng Thích - Ca - Mâu - ni niết bàn  ít thấy ở các ngôi chùa thờ Phật theo Bắc tông, còn ở các khu chùa thờ Phật theo Nam tông thấy phổ biến.    
 



       Ý NGHĨA TAM BẢO NGÀY NAY

       Theo phong tục tập quán người Việt Nam ở khắp mọi miền đất nước hàng năm vẫn đi lễ, đi trẩy Hội ở Chùa vào các ngày lễ, tết, tuần tiết, sóc, vọng và ngày Hội, để tỏ lòng tôn kinh, ngưỡng mộ biết ơn Tam Bảo, cùng chư vị Hiền Thánh, Thần linh… Chùa cùng với sự lưu truyền sự linh diệu của các vị Phật, Bồ Tát, các chư vị Hiền Thánh, Thần linh trong nhiều trường hợp đã đi vào cuộc sống tinh thần của con người. Nơi thờ tự còn là những nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng. Con người hy vọng rằng bằng những hành vi tín ngưỡng, có thể cầu nguyện các Chư vị phù hộ cho bản thân, cùng gia đình, cộng đồng được an khang, thành đạt và thịnh vượng, yên bình, biến hung thành cát, giải trừ tội lỗi…

       LỄ VẬT VÀ CÁCH CÚNG LỄ BAN TAM BẢO  

       Theo phong tục cổ truyền khi xem ngày đi lễ Chùa lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm. Mặc dù ở những nơi này thờ Phật, Bồ Tát, chư vị Hiền Thánh, Thần linh… nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản… để dâng cũng được. - Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ Phật, Bồ Tát.

       HẠ LỄ SAU KHI LỄ BAN TAM BẢO

       Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự. Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sớ đem ra nơi hoá vàng để hoá. Hoá sớ xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính.

       VĂN KHẤN LỄ BAN TAM BẢO 

       Nam mô A Di Đà Phật ! Nam mô A Di Đà Phật ! Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

       Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.

       Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm ..... Tín chủ (chúng) con là: ....................... Ngụ tại: ......................

       Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo. Chúng con xin dốc lòng kính lễ:

       - Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.
       - Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Ta Bà.
       - Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.
       - Đức Thiên thủ, Thiên nhãn,
       - Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
       - Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.
       Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ...................... (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).
       Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khỏe, trên dưới thuận hòa an khang thịnh vượng.
       Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
       Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.
       Nam mô A Di Đà Phật ! Nam mô A Di Đà Phật ! Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy) 

Nguồn: Sưu tầm dân gian.
 

 


Video: Không gian cảnh quan công viên Thiên Đức tựa chốn Bồng Lai



CÔNG VIÊN TƯỞNG NIỆM THIÊN ĐỨC - NƠI HIẾU NGHĨA VẸN TRÒN
           (Với thông điệp mong muốn mang lại cho khách hàng sự 
Bình An trong Tâm - Nơi lòng Hiếu Nghĩa được Tôn Vinh - Hướng về Nguồn Cội) 
---------------
✅ Quý khách cần tìm hiểu thông tin và đăng ký thăm quan công viên miễn phí.
☎️ Xin liên hệ: Nguyễn Phương Nam - 09 85 85 99 72 - Nguyễn Hồng Vân: 091 858 9466 ( Phục vụ24/24)
☑ Email: namthienducvinhhangvien@gmail.com
☑ Trụ sở chính: Tầng 8 - Tòa nhà Imperial - Số 71 Vạn Phúc - Liễu Giai - Ba Đình - Hà Nội.
☑ Công viên Thiên Đức:  Xã Trung Giáp - Bảo Thanh - Phù Ninh - Phú Thọ.
☑ Website: http://vinhhangvien.com
----------
✅ Xem thêm: (QUAY VỀ => TRANG CHỦ)
✔️ Phong thủy tổng thể Công viên Thiên Đức
✔️ Đất ngũ sắc tốt trong việc an táng
✔️ Tầm nhìn - Sứ mệnh - Giá trị cốt lõi Thiên Đức
✔️ 20 cách bồi Phúc để gia tăng Phước Báu
✔️ 9 điều lợi ích giúp đời sống An lành tăng Phúc Thọ
✔️ Cách đi lễ Chùa mang lại Hạnh Phúc trong đời sống
✔️ Hiểu chánh pháp giúp cuộc sống giải thoát
✔️ Hướng dẫn cách thắp hương gia tiên - hiếu đạo
✔️ Hiểu về nghi lễ thờ cúng Đền - Chùa - Miếu - Phủ
✔️ Tang lễ và những điều cơ bản cần biết.
✔️ Các Dịch vụ phục vụ lợi ích khách hàng tại Thiên Đức
✔️ Hạng mục công trình nổi bật tại Thiên Đức
✔️ Đăng ký thăm quan & Lịch trình - Xe đưa đón tại Hà Nội - Miễn phí
✔️ Các đồi phong thủy - sản phẩm đang mở giao dịch 

Tag: #congvienthienduc; #congviennghiatrang;
#congvientuongniemthienduc; #hoavienthienduc;
#nghiatrangthienduc; #bandatnghiatrang; #vinhhangvienthienduc 

Chân thành cảm ơn! 

Chia sẻ

Bình luận