0985.85.99.72
1
Bạn cần hỗ trợ?

Tức giận thường mất khôn

✅ Sự Tức Giận Rất Nguy Hại Đối Với Con Người. Vậy Bạn Chế Ngự Cảm Giác Này Như Thế Nào? Tức giận là một biểu hiện của sự sân hận, của sự ức chế Tâm. Vậy Tâm chính là nguyên nhân gốc gây ra đối với sự tức giận. Còn các chất liệu cuộc sống, đối cảnh để kiểm tra xem tâm mình tức giận do đâu, do Tâm nào điều khiển.
MỘT NGỌN LỬA SÂN ĐỐT CHÁY CẢ RỪNG CÔNG ĐỨC ĐÓ LÀ NHỮNG LỜI ĐỨC PHẬT ĐÃ ĐỂ LẠI CHO NHÂN GIAN
VẬY NGUYÊN NHÂN Ở ĐÂU VÀ GIẢI PHÁP LÀ GÌ? 

Những câu chuyện để giúp ta tĩnh tại - quan sát - suy nghĩ - để kiểm soát tâm Sân. 

 
    – Hậu quả của một cơn giận Trong lúc một người đàn ông đang đánh bóng chiếc xe của ông ta, thì đứa con trai lớn 6 tuổi của ông ta nhặt lên một viên sỏi và vẽ nhiều đường lằn lên phía bên kia cạnh chiếc xe của ông ta. Trong lúc giận dữ, người đàn ông đó đã nắm lấy bàn tay của đứa con và đánh mạnh nhiều mà không nhận ra rằng ông ta đang dùng một cái cờ lê vặn vít để đánh. Kết quả là trong bệnh viện, đứa con trai của ông ta đã mất đi hết các ngón tay của mình do quá nhiều chỗ gãy. Khi đứa con trai nhìn thấy đôi mắt bố mình biểu lộ sự đau đớn, đứa bé bèn hỏi: “Bố ơi! Khi nào các ngón tay của con mới có thể mọc trở lại?” Người bố cảm thấy rất đau đớn và không nói được lời nào; ông ta trở lại chiếc xe của mình và đá nó thật nhiều. 
 
 


 
      Trong khi đang bị lương tâm dằn vặt và đang ngồi đối diện phía hông của chiếc xe đó, ông ta chợt nhìn thấy những vết xước do chính đứa con trai của ông ta đã vẽ rằng: “Bố ơi! Con yêu Bố nhiều lắm!” Và một ngày sau đó, người đàn ông đó đã quyết định tự sát…!
 
    – Cơn giận và Tình yêu không bao giờ có giới hạn, nên xin hãy chọn Tình Yêu để được một cuộc sống tươi đẹp và đáng yêu, và xin hãy nhớ điều này: Đồ vật thì chỉ để sử dụng, còn con người thì để yêu thương.

      Hãy luôn cố nhớ những ý nghĩa này và kiểm soát chúng:

    – Hãy cẩn thận với những ý nghĩ của bạn, vì bạn sẽ nói chúng.

    – Hãy cẩn thận với những lời nói của bạn, vì bạn sẽ thực hiện chúng.

    – Hãy cẩn thận với những hành động của bạn, vì chúng sẽ là thói quen của bạn.

    – Hãy cẩn thận với những thói quen của bạn, vì chúng sẽ là cá tính của bạn.
 
    – Hãy cẩn thận với những cá tính của bạn, vì chúng sẽ quyết định số mệnh của bạn.

 
       Bài học: nếu chưa luyện tâm thoát được các trường hợp giận dữ thì trong lúc gặp cơn giận bạn nên ngồi 1 lúc cho hạ hoả và không nên nói hay làm bất cứ điều gì. Vì thường bạn sẽ làm sai và ân hận khi bạn trở lại bình thường. Vì bạn đang giận các hócmôn tiết ra rất nhiều độc tố và dẫn con người đến sai lầm. 

 

Sơ đồ chuyển hóa Tâm Thức trên nền tảng triết lý Đạo Phật - Bản quyền thuộc tập đoàn CEO Việt Nam Holding
 
   Câu chuyện về Tĩnh Tâm:  
 
– Hãy để tâm yên tĩnh: Hôm ấy đạo sư có việc ở làng quê hẻo lánh và đưa đệ tử đi theo. Cả hai đều cuốc bộ. Dọc đường, đạo sư bảo đệ tử tạm nghỉ chân dưới một tàn cây xanh um, như cái dù lớn che nắng trưa chói chang. Cách đó xa xa là một dòng suối nhỏ chắn ngang.

    Đạo sư bảo: “Thầy khát. Nhờ con lấy dùm thầy chút nước. ” Đệ tử mau mắn xách vò, thoăn thoắt bước tới con suối.
   
   Đến nơi, anh tần ngần nhìn dòng nước, rồi nhìn sang bên bờ kia. Bắt gặp một đàn bò còn ướt lông, hiểu ra cớ sự,anh quay lại gặp sư phụ, bộc bạch:

  “Thưa thầy, người ta mới vừa dắt bò qua suối. Nước bị quậy lên đục ngầu nên con không dám…
  
  ” Đạo sư ôn tồn: ” Được con. Vậy mình chờ một chút”.
   
    Khoảng mười lăm phút sau, đạo sư bảo: “Lấy nước đi con!”
 
    Đệ tử sốt sắng xách vò trở lại bờ suối. Anh thấy nước bớt đục hơn, nhưng vẫn chưa thể dùng được.
  
    Lập tức quay về chỗ sư phụ, anh áy náy nói: “Thưa thầy, cũng chưa uống được đâu ạ”.
 
    Đạo sư mỉm cười: “Không sao, con. Mình chờ thêm một chút nữa”. Rồi ngài xếp bằng, hai bàn tay để lên lòng, sửa dáng cho thẳng lưng, lim dim đôi mắt, yên lặng dưỡng thân dưới bóng râm của tàn cây.
 
   Khoảng nửa giờ sau, đệ tử ấy trở lại bờ suối. Bây giờ nước đã trong veo, có thể nhìn thấu lớp sỏi dưới đáy. Anh rón rén bước xuống để khỏi khấy động, và cố lựa chỗ tốt nhất để múc đầy vò nước mát mang về dâng thầy.
 
    Đạo sư đón lấy cái vò, nhìn vào rồi bảo “Con xem. Làm thế nào con có được chỗ nước trong trẻo, mát ngọt này. Thật ra con chẳng làm gì cả. Con chỉ cần kiên nhẫn đợi cho cặn cáu có đủ thời gian để nó tự lắng xuống. Tâm con cũng thế. Khi tâm con nổi sóng, điên đảo, con đừng toan tính cách này cách kia để cố dẹp yên nó. Con hãy cho nó đủ thời gian để nó tự lắng xuống.
   
    Nên khi con giận ai, con đừng thèm nghĩ tới họ nữa, đừng ráng tranh cãi hơn thua. Con hãy hướng tư tưởng con sang việc khác. Tốt nhất là con làm thinh, giả mù, giả điếc và kiếm một chỗ mà ngồi thở đều đặn, nhẹ nhàng. Con chỉ tập trung vào hơi thở mà thôi”.
 
    Đệ tử đáp: “Thưa thầy, nhưng thường đang lúc tâm trạng bất bình thì con lại không nhớ được cách để thoát ra!” Đạo sư gật đầu: “Phải đó con. Thế nên chỉ sau khi phạm sai lầm xong rồi thì mình mới biết là mình sai lầm.
 
    Nhưng như thế vẫn còn khá hơn là không nhận ra sai lầm mình vừa mắc phải. Mỗi một trạng huống trong đời tu của con là một bài thi khảo sát trình độ tiến hóa tâm linh của con. Nhưng khi con ở vào trạng huống đó, thì con không hề nhớ là mình đang được thi, đang được thử thách. Đến khi kịp nhớ ra thì con đã thua mất rồi, thi rớt rồi!”/.
 
    Theo Tôi Chánh niệmTỉnh Thức có khả năng chuyển hoá những Cơn Giận và vấn đề nào nó soi sáng, nhưng sự chuyển hoá ấy phải là một tiến trình có tập luyện. Sự chuyển hóa ấy chính là sự chuyển hóa của Tâm Thức, hiểu về quy trình tiếp nhận thông tin của bộ não. Bởi não bộ tiếp nhận thông tin là tự động xử lý ngay, đôi khi không suy nghĩ, hoặc nó so sánh với niềm tin cũ đã có trong não bộ, nó nhả ra cảm xúc, cảm xúc nó điều khiển nội tiết tố, rồi nó điều khiển hơi thở, tiếp đến nó mới điều khiển trí tuệ, rồi mới nhả ra hành động. Nên: Chúng ta khi tiếp nhận thông tin, chỉ cần tĩnh lặng bằng hơi thở, dùng suy nghĩ, trí tuệ quán chiếu các vấn đề, vào Tâm của mình đang ở trạng thái nào: Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Ác Kiến, để điều khiển ngược lại cảm xúc, sau đó mới ra hành động, lời nói. Như vậy giúp ta kiểm soát nó, bởi cái này nó hoạt động hoàn toàn tự động. 
     
      TỈNH THỨC LÀ GÌ?
 
      Tỉnh thức là khái niệm chỉ năng lực tư duy của một người, cụ thể:
 
     1. Tỉnh thức với chính mình: Khi tôi tham, tôi biết tôi tham; Khi tôi đố kỵ, tôi biết tôi đố kỵ; Khi tôi si mê, tôi biết tôi si mê; Khi tôi ngạo mạn, tôi biết tôi ngạo mạn…Tôi biết, tôi phải sửa mình.
 
     2. Tỉnh thức với người đối diện: Khi họ tham, tôi biết họ tham; Khi họ đố kỵ, tôi biết họ đố kỵ; Khi họ si mê, tôi biết họ si mê; Khi họ ngạo mạn, tôi biết họ ngạo mạn... Khi họ trí tuệ, tôi biết mình phải lắng nghe để học hỏi; khi họ sai, mà họ không tỉnh thức, tôi biết phải im lặng và không phán xét, để quy luật nhân quả sẽ giúp họ tỉnh thức.
 
    3. Tỉnh thức với nhân quả: Tôi biết, khi bất cứ ai gieo nhân này trong hiện tại, thì tôi biết họ phải nhận quả kia trong tương lai, để tĩnh tại chấp nhận, đón nhận.
 
    Vậy chúng ta cần:
 
   - Muốn tỉnh thức, ta cần có tri thức, kiến thức
 
  - Tỉnh thức chỉ là nhận diện ra cái sai, cái đúng. Để sửa sai sau khi nhận diện ra sai, thì phải dùng Ý thức, hay còn gọi là Chánh niệm, thì dần mới trở thành bậc giác ngộ. (Làm rõ khái niệm Chánh niệm ở phần dưới).
   
      CHÁNH NIỆM LÀ GÌ?
 
     (Nếu Tỉnh thức là Định vị được ta và xây dựng được bản đồ đường đi để sửa ta, thì Chánh niệm là Phương tiện sửa ta)
 
      Chánh niệm là năng lực kiểm soát suy nghĩ, hành vi của ta trong từng thời khắc để không đi chệch khỏi con đường Tỉnh thức
 
     1. Chánh niệm trong từng suy nghĩ của ta: Sau khi tỉnh thức, ta đã chọn được pháp tu (pháp sửa mình), bây giờ ta hành động thôi
 
    Tuy nhiên, trong lúc sửa mình, Tâm ta sẽ ức chế do ta phải tập thói quen mới, thật khó chịu. Lúc này các niệm tiêu cực (tà niệm) sẽ khởi lên: Trì hoãn, nghi ngờ, bỏ cuộc
 
     Đúng khi tà niệm nổi loạn trong ta, Chánh niệm (hay ta thường gọi là Ý thức) phải xuất hiện “túm tóc ta lôi lại để tiếp tục thực hiện thói quen mới”.
 
      Cứ vậy, cứ vậy… dần ta sẽ hình thành thói quen chiến thắng chính ta. Đó gọi là Tu (sửa)
 
     2. Chánh niệm trong từng hành vi của ta:
 
     Mỗi một hành vi diễn ra, chúng sẽ có 2 mặt: Trong và ngoài
 
     Khi ta hành động, hãy tập trung vào mặt bên trong (bản chất), đừng để ý mặt bên ngoài
 
     Ví dụ:
 
    - Ăn trái cam, đừng để ý xuất xứ, nhãn mác, mà ta hãy cảm nhận mùi thơm, hương vị thật sự của trái cam
 
   - Mua cái xe hơi, đừng để ý đến mọi người xung quanh sẽ tán thán ta thế nào, mà tập trung vào cảm nhận công năng sử dụng cái xe cho công việc, gia đình
 
   - Lên chức, đừng để tâm vào việc oai phong, sung sướng thế nào, mà hãy tập trung vào hoàn thành từng nhiệm vụ, từng nhiệm vụ
 
    Nếu ta Chánh niệm được: Thì ta sẽ kiểm soát được từng tà niệm khởi lên trong ta để dẹp bỏ chúng; Thì ta sẽ kiểm soát được từng hành vi của ta, để tập trung vào bản chất; Thì ta không đi chệch khỏi mục tiêu của ta đã Tỉnh thức.
 
      Đó là lý do, thành công chỉ đến với người có Ý thức (Chánh niệm)./.

Nguồn: Sưu tầm.

Video: Không gian cảnh quan công viên Thiên Đức chốn Bình An mỗi khi trở về
 

CÔNG VIÊN TƯỞNG NIỆM THIÊN ĐỨC - NƠI HIẾU NGHĨA VẸN TRÒN
           
(Với thông điệp mong muốn mang lại cho khách hàng sự
Bình An trong Tâm - Nơi lòng Hiếu Nghĩa được Tôn Vinh - Hướng về Nguồn Cội)

---------------
✅ Quý khách cần tìm hiểu thông tin và đăng ký thăm quan dự án miễn phí.
☎️ Xin liên hệ: Nguyễn Phương Nam - 09 85 85 99 72 - Nguyễn Hồng Vân: 091 858 9466 ( Phục vụ24/24)
☑ Email: namthienducvinhhangvien@gmail.com
☑ Trụ sở chính: Tầng 8 - Tòa nhà Imperial - Số 71 Vạn Phúc - Liễu Giai - Ba Đình - Hà Nội.
☑ Công viên Thiên Đức:  Xã Trung Giáp - Bảo Thanh - Phù Ninh - Phú Thọ.
☑ Website: http://vinhhangvien.com
----------
 Xem thêm: (QUAY VỀ => TRANG CHỦ)
✔️ Phong thủy tổng thể Công viên Thiên Đức
✔️ Đất ngũ sắc tốt trong việc an táng
✔️ Tầm nhìn - Sứ mệnh - Giá trị cốt lõi Thiên Đức
✔️ 20 cách bồi Phúc để gia tăng Phước Báu
✔️ 9 điều lợi ích giúp đời sống An lành tăng Phúc Thọ
✔️ Cách đi lễ Chùa mang lại Hạnh Phúc trong đời sống
✔️ Hiểu chánh pháp giúp cuộc sống giải thoát
✔️ Hướng dẫn cách thắp hương gia tiên - hiếu đạo
✔️ Hiểu về nghi lễ thờ cúng Đền - Chùa - Miếu - Phủ
✔️ Tang lễ và những điều cơ bản cần biết.
✔️ Các Dịch vụ phục vụ lợi ích khách hàng tại Thiên Đức
✔️ Hạng mục công trình nổi bật tại Thiên Đức
✔️ Đăng ký thăm quan & Lịch trình - Xe đưa đón tại Hà Nội - Miễn phí
✔️ Các đồi phong thủy - sản phẩm đang mở giao dịch 

Tag: #congvienthienduc; #congviennghiatrang;
#congvientuongniemthienduc; #hoavienthienduc;
#nghiatrangthienduc; #bandatnghiatrang; #vinhhangvienthienduc 

Chân thành cảm ơn!

Chia sẻ

Bình luận