0985.85.99.72
1
Bạn cần hỗ trợ?

Lễ Chùa - Xin lộc đầu năm nét đẹp văn hóa Việt

✅ Đối với người Việt Nam, lễ hội vốn là nét văn hóa đặc sắc, thể hiện khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc và trường tồn. Thế nhưng, cứ mỗi độ xuân về, dù có hòa mình vào không khí lễ Tết thì nhiều người Việt vẫn không quên lên chùa thắp nhang, cầu cho mình sức khỏe bình an, may mắn và hạnh phúc.
LỄ CHÙA XIN LỘC ĐẦU NĂM NÉT ĐẸP VĂN HÓA VIỆT
 
        Cứ mỗi độ xuân về, trong phút giao thời giữa năm cũ và mới, nhiều người Việt thường có tục lễ chùa và xin lộc. Họ đến chùa không chỉ để cầu may hay gột bỏ những ưu phiền, mà còn để tìm về với cội nguồn dân tộc. Tất cả những điều đó như một gam màu lấp lánh, tạo nên nét đa sắc trong bức tranh văn hóa Việt Nam.
        Vậy chúng ta cùng nhìn lại và phân tích để phát triển những cái tốt, cái đẹp trong văn hóa người Việt về lễ chùa xin lộc. 
       
Bàn về phần giao thừa năm mới năm cũ bản chất là kết thúc chu kỳ quay 365 ngày - trái đất xoay quanh mặt trời trên quỹ đạo - tương ứng với 1 năm dương lịch. Nên giao thừa là điểm khởi đầu của một chu kỳ mới. Còn Việt Nam và một số nước lấy Âm lịch làm ngày Tết - gọi là Tết nguyên đán, cũng là hết một vòng 365 ngày, và sang một chu kỳ mới. 

        Với nhiều truyền thuyết và phong tục, tục lệ, tập quán khác nhau, mỗi trình độ hiểu biết của con người khác nhau, nên mỗi vùng miền tại Việt Nam hoặc một số đất nước theo truyền thống tín ngưỡng nên có những nghi thức khác nhau, đều coi đây là lúc trời đất xoay vần, đổi mới giao thoa giữa năm mới và năm cũ. 

       Đi lễ chùa là một nét đẹp, nhất là dịp đầu năm mới. Đến Chùa đầu năm với quan niệm xuất hành tới những chỗ có năng lượng tốt, tích cực như ở Chùa, để mang về gia đình những năng lượng tốt đó, với niềm tin trong một năm mới tràn đầy những niềm vui, nụ cười và hạnh phúc. 

      Đi lễ chùa đầu năm, cũng là một không khí, cảm xúc của mọi người, khi lao động một năm vất vả, nên cần được nghỉ ngơi tái tạo năng lượng, đi thăm phố phường, ngắm nhìn những gương mặt rạng rỡ, tâm hồn phơi phới cùng với không gian xe lạnh của Mùa Xuân, cùng chúc mừng đất nước có nhiều sự thay đổi, cuộc sống ấm no, không chiến tranh, địch họa, quốc thái dân an, toàn dân an lạc. Đó là những nét đẹp đầu xuân

     Đi lễ chùa để cầu Lộc, xin Lộc, thì đây chưa phải là nét đẹp. Thứ nhất: Bản chất đi lễ chùa, xin lộc, cầu lộc đó đã là sai về bản chất, vì Chùa là nơi thờ Phật, và không vị Phật nào chứng cho việc xin lộc, xin may mắn cả. Mà giáo Pháp của Đức Phật chỉ dạy cho con người con đường đi, để có tài, có lộc, có may mắn. Thứ hai, những người có tâm "cầu - xin" đã là những người không theo quy luật tự nhiên, bởi ngoài đời sống, thực tế không ai cho ai và phải có trách nhiệm với nhau, nếu không làm thì chắc chắn không có ăn rồi. Trừ trong gia đình Bố, Mẹ, Anh, Chị, Em hoặc những người đã thoát ra khỏi vòng vật chất, để đi vào các vòng sâu hơn như Sinh Mạng, Trí Tuệ, Nghiệp Lực họ mới giúp được những người khác. 

      Thứ ba, việc tâm mong cầu càng nhiều, mà không được thì sẽ rất khổ sở trong Tâm, nếu nhẹ thì ức chế Tâm, nếu nặng còn mang lòng sân hận, thật là buồn, vì lòng sân hận càng cao lại càng che lấp trí tuệ và tư duy phân tích vấn đề. Tuy nhiên, chúng ta cùng thông cảm, đồng cảm vì đã là con người không ai là không phạm phải lỗi lầm, đi lễ chùa đầu năm sẽ có cơ hội gieo những chủng tử lành, đù duyên sẽ khai mở, sẽ gặp được nhiều người thiện hữu trí thức, họ sẽ chỉ ra những điều hay lẽ phải, là chân lý trong chân lý để chúng ta học và  tập sửa mình hàng ngày để tiến hóa thông qua lao động, hành động. Nên những điều đúng văn hóa và là nét đẹp, chúng ta hãy lưu giữ và phát triển, để chúng ta cùng bàn luận về những phần viết bên dưới. 
 

Cùng cầu nguyện quốc thái dân an, toàn dân an lạc
         
      Đối với người Việt Nam, lễ hội vốn là nét văn hóa đặc sắc, thể hiện khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc và trường tồn. Thế nhưng, cứ mỗi độ xuân về, dù có hòa mình vào không khí lễ Tết thì nhiều người Việt vẫn không quên lên chùa thắp nhang, cầu cho mình sức khỏe bình an, may mắn và hạnh phúc. Đây cũng là điều bản ngã của mỗi con người, nhưng chúng ta cùng hiểu, chỉ cần có tâm mong cầu cho bản thân, là trong tâm của mỗi người chúng ta đều đã gợi lên lòng Tham, tham cho chính mình, từ suy nghĩ đó sẽ dẫn ta đến các hành động tiếp theo. Vì trong tâm Tham có chia ra làm 3 tầng bậc. Gồm tham của người thành của mình, tham cho chính bản thân mình, và tham cho người. Đây cũng là 3 cái khiến tâm ta luôn khổ đau. Để làm rõ vấn đề này, chúng ta thử làm 3 ví dụ về Tâm tham. 

     Ví dụ 1: Tham của người thành của mình. Đây là hành vi ăn trộm, că cắp, ăn cướp, trấn lột, cưỡng đoạt, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm v.v... trong đời sống để biến đồ của người khác thành của mình. Trong kinh doanh thì sản phẩm: Dởm, không tốt, công năng sử dụng không đúng với quảng cáo, không mang lại giá trị cho người dùng, trục lợi, trốn thuế, lãn công, ăn cắp thời gian của doanh nghiệp, không tạo ra giá trị của nhân viên tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Cái này đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ, hàng phút. Nhưng là loại Tham thô Lậu nên rất dễ nhìn thấy.       

     Ví dụ 2: Tham của mình cho chính mình: Đây là biểu hiện của ăn uống, tiêu tiền của chính mình, cái này không phạm lỗi. Nhưng tác hại là: Béo, gầy, bệnh tật, Gút, Mỡ Máu, Tai Biến v.v... không ai trách vì tiền của tôi, tôi sử dụng. Nhưng thực tế đang tham quá mức độ sử dụng đối với phần thân, tham với cảm xúc của chính mình. Nó sẽ ảnh hưởng đến mức độ làm gương, tạo một tiền đề xấu vô hình mà thế hệ trẻ học được, đặc biệt là con cái, vô hình hình thành nhận thức trong não của những đứa  trẻ, những điều xung quanh, vô hình hình thành những thói quen xấu, nhận thức xấu và đặc biệt đi ngược lại với tâm mong cầu khi đi lễ, vô hình chúng ta đã để lại nghiệp trong chuỗi nhân - quả. 

    Ví dụ 3: Tham cho người khác: Đặc biệt là dễ nhận thấy trong việc giáo dục. Bố mẹ luôn mong muốn con phải giống bố mẹ, nên thường xuyên áp đặt tư duy của bố mẹ vào những đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn. Vô tình chúng ta đã ăn cắp tuổi thơ của trẻ em bằng tâm mong cầu của người lớn. Phải học giỏi, để thành ông nọ bà kia, để trở thành người kiếm tiền giỏi nhất. Vâng đó là điều đúng đắn, nhưng cần phải tưới tắm, và xem nhận thức của trẻ có nhận vào não hay không? Nếu không là nó trào. Vì cây nhỏ, cây khô, cây héo cũng phải tưới tắm, chăm bẵm rồi thời gian sau nó mới tươi trở lại, mới ra hoa, kết trái, nên cần có thời gian, và hàm lượng vừa đủ.  Hoặc nhân viên cũng vậy, khi đào tào thì thường muốn họ giỏi như mình trong thời gian ngắn, đây là điều vô lý, vì họ giỏi như mình họ đã không làm cho mình. Nên cần phải biết rõ nhân viên đang ở đâu, tầng nhận thức nào, thiếu cái gì thì chúng ta bù cái đó, dần dần tập luyện để họ phát triển. Một số ví dụ nhỏ hiện diện hàng ngày trong xã hội, chứ nói hết ví dụ thì nhiều lắm.

     Tóm lại: thông qua 3 ví dụ trên để chúng ta hiểu được ý nghĩa của đi lễ Chùa, và gạn đục khơi trong trong nét đẹp văn hóa, để ý nghĩa đi lễ Chùa đầu năm mang lại những lợi lạc về tinh thần, lợi lạc về ý nghĩa giáo dục cao đẹp, là nơi giao thoa và cân bằng năng lượng sống, để hiểu rõ và truyền đạt lại cho thế hệ trẻ, nếu không càng bước đi càng sai lệch tư tưởng của nền đạo đức của cha ông đã để lại cho chúng ta. Và quan trọng cần hiểu biết để không bị sai lệch về văn hóa, cần hiểu biết để nhận rõ Ý nghĩa và mục đích việc này để làm gì? để chúng ta vận dụng. Như vậy sẽ để lại những nét đẹp thuần khiết, mang lại những nét đẹp truyền thống đạo đức cho thế hệ sau, và không bị sai lệch tránh tình trạng mê tín.


 
     Cũng chính vì thế, hiểu được ý nghĩa, bản chất, nên tục lễ chùa đầu năm sẽ trở thành nét đẹp văn hóa trong mọi giai tầng của xã hội. Người Việt với niềm tin rằng, đi lễ chùa đầu năm không đơn giản chỉ để ước nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh, đo đếm lại những thành quả con người đã làm được gì cho mình, cho người, cho xã hội trong một năm qua. Để cùng nhau bảo ban, phấn đấu, nỗ lực cho một năm mới tốt đẹp hơn, đủ đầy về vật chất, cảm xúc được thăng hoa, trí tuệ của sự hiểu biết thông qua lao động. Hòa vào dòng người đi lễ, mỗi người trong chúng ta sẽ cảm nhận được sự giao hòa của trời - đất, con người để sửa mình. Mùi khói nhang, sắc màu rực rỡ của đèn, hoa cùng với không gian thanh tịnh của chốn linh thiêng sẽ  giúp con người có những trải nghiệm, để suy ngẫm, để hiểu biết và điều đó sẽ làm cho lòng người trở nên nhẹ nhàng, thanh thản.
 

 
      Cũng là lễ chùa đầu năm, nhưng cách thức và nghi lễ ở hai miền Nam - Bắc có những nét khác nhau. Đối với người miền Bắc, khi đi chùa đầu năm thường phải có đồ lễ, hoặc hương hoa. Theo lệ thường, mâm lễ bao giờ cũng đủ cả hương, hoa, tiền vàng và một tờ sớ viết bằng chữ nho, ghi những điều cầu mong của gia chủ cho một năm vạn sự như ý. Đặc biệt, trong lời văn khấn của người miền Bắc thường có vần, có điệu, âm vực thì trầm bổng. Thực tế đây cũng là điều cần đáng bàn, vì sự hiểu biết của mỗi người khác nhau, niềm tin khác nhau, nên sẽ có những hành động khác nhau. Cũng cần phải thông cảm, đây là quy luật của lẽ tự nhiên, mọi người sẽ dần dần hiểu biết và đúc rút được những kinh nghiệm thông qua trải nghiệm. Chỉ cần mọi người có tư duy học hỏi, hiểu biết cặn kẽ, thấu đáo, như vậy mỗi lần lễ Chùa sẽ có ý nghĩa thực sự thiết thực hơn với đời sống. 
 
       Lễ xong, người đi lễ thường xin nhà chùa một thứ gì đó về làm lộc đầu năm. Còn đối với người miền Nam, việc hành lễ đơn giản hơn, đầu năm đi lễ chùa thường không phải đem theo đồ lễ, nếu có cũng chỉ là hoa quả chứ không bao giờ có đồ mặn (xôi thịt) như người miền Bắc. Lời khấn cũng đơn giản, không câu nệ văn vẻ.Người lên chùa ước gì thì cầu đó, không nhất thiết phải dùng sớ bằng chữ nho. Cách khấn như thế người ta hay gọi là khấn nôm.
      Tuy phong tục tập quán giữa các miền có khác nhau, nhưng lễ chùa đầu xuân đã trở thành thói quen, thành nét văn hóa tâm linh của tất cả người Việt. Tại đây, mọi ranh giới về tuổi tác, địa vị đều bị xóa nhòa, tất cả gặp nhau ở miền tâm thức linh thiêng. Chỉ mong rằng mọi người hiểu biết thấu đáo về Ý nghĩa, mục đích, để nét đẹp này được duy trì đúng nghĩa của nó. Tránh các trường hợp trở thành phương tiện truyền thông, để đạt một số mục đích cho các cá nhân vụ lợi, mượn là nét đẹp truyền thống để kinh doanh phi pháp, mượn phương tiện của Phật Giáo để kiếm lời bất chính. 


 
      Ngoài tục lễ chùa, người Việt còn có tục hái lộc vào đêm giao thừa. Theo quan niệm của người xưa, không có loài nào sinh sôi nảy nở và có sức sống mãnh liệt như loài cây. Mỗi độ xuân về, những chồi non nhú lên thể hiện sức sống tràn đầy sinh lực. Do đó, người ta đi xin lộc đêm giao thừa là để cầu mong có được sức sống dẻo dai, mạnh khỏe và có ích như loài cây. (Vấn đề này đó là quan điểm, nhưng thực tế là đang tác động đến môi trường sống của cây cối, xả rác, tạo hành vi xấu cho thế hệ trẻ, tốn công sức, tốn tiền của của nhà nước khi phải dọn dẹp, tiền công chăm sóc. Mà góc độ con người thể hiện sự yếu đuối, tâm mong cầu, chưa kể đến hình tượng của cây xanh như búp trên cành - như câu thơ của Bác Hồ "Trẻ em như búp trên cành", vậy mỗi hành động đó đâu còn đẹp nữa. Với lại quan điểm thì đúng, nhưng mỗi cây, cành lộc mang về thắp hương, mang lại sinh khí thì được 3 ngày là héo, lại bỏ vứt đi, thì đâu còn ý nghĩa của Mộc sinh sôi nữa).

      Vào dịp đầu năm, người dân thường ghé lại các đình, chùa để xin một nhánh non đem về treo trước cửa nhà hoặc chưng trên bàn thờ gia tiên với hy vọng rước được phước lộc về cho gia đình. Cành lộc được chọn thường là loại cây có phong cách, dáng dấp của người quân tử, thể hiện được sự bao dung và nhân ái. Cũng theo phong tục cổ truyền và quan niệm của người xưa, lộc xuân hái từ những cây như đa, sung, xanh, si sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp nhất. Còn hái lộc từ cây tùng, cúc, trúc, mai sẽ mang lại niềm vui, hạnh phúc và sức khỏe cho mọi người trong gia đình.( Vấn đề này đều là con người đặt ra trở thành khái niệm và không có căn cứ, luận điểm chứng minh rõ ràng, nếu đem về thờ cúng mà mang lại Lộc, Tiền Tài, Địa Vị  thì có lẽ mọi người không cần đi làm, không cần lao động, chỉ cần ở nhà và tiền tài sẽ đến. Do vậy hy vọng những người dân đi lễ chùa - xin lộc hiểu đúng ý nghĩa để giá trị thực được trường  tồn). 


 
     Nếu ngày xưa, việc hái lộc phải từ những cây ở chùa thì hiện nay, tục hái lộc đã đổi khác và có những cách mang tính tích cực hơn.  Những năm gần đây, người đi hái lộc đầu xuân thường hái lộc theo nhiều cách chứ không nhất thiết phải bẻ cành, bứt đọt cây. Lộc xuân có thể là mua một vài quả khế, cây mía hoặc một chậu cây nho nhỏ… đem về nhà trong ngày đầu năm. Tất cả những điều đó làm tôn lên vẻ đẹp văn hóa truyền thống của người Việt, một sắc thái á đông. 
    Hy vọng: bài viết trên cơ sở sưu tầm dữ liệu dân gian truyền thống và góc nhìn phân tích tư duy tích cực, để người đọc có những góc nhìn, để việc Lễ Chùa hái Lộc đầu năm luôn giữ được nét đẹp truyền thống và mang tính nhân văn, có giá trị duy trì đạo đức truyền thống. Như vậy vừa lưu giữ và phát huy được tinh thần dân tộc Việt Nam và đây chính là nét đẹp Văn hóa người Việt. 
    Nguồn: Sưu tầm và tổng hợp.



Video: Không gian cảnh quan công viên Thiên Đức tựa chốn Bồng Lai
 
 
 CÔNG VIÊN TƯỞNG NIỆM THIÊN ĐỨC - NƠI HIẾU NGHĨA VẸN TRÒN
     (Với thông điệp mong muốn mang lại cho khách hàng sự
Bình An trong Tâm - Nơi lòng Hiếu Nghĩa được Tôn Vinh - Hướng về Nguồn Cội)
---------------
✅ Quý khách cần tìm hiểu thông tin và đăng ký thăm quan công viên miễn phí.
☎️ Xin liên hệ: Nguyễn Phương Nam - 09 85 85 99 72 - Nguyễn Hồng Vân: 091 858 9466 ( Phục vụ24/24)
☑ Email: namthienducvinhhangvien@gmail.com
☑ Trụ sở chính: Tầng 8 - Tòa nhà Imperial - Số 71 Vạn Phúc - Liễu Giai - Ba Đình - Hà Nội.
☑ Công viên Thiên Đức:  Xã Trung Giáp - Bảo Thanh - Phù Ninh - Phú Thọ.
☑ Website: http://vinhhangvien.com
----------
✅ Xem thêm: (QUAY VỀ => TRANG CHỦ)
✔️ Phong thủy tổng thể Công viên Thiên Đức
✔️ Đất ngũ sắc tốt trong việc an táng
✔️ Tầm nhìn - Sứ mệnh - Giá trị cốt lõi Thiên Đức
✔️ 20 cách bồi Phúc để gia tăng Phước Báu
✔️ 9 điều lợi ích giúp đời sống An lành tăng Phúc Thọ
✔️10 điều Tâm niệm của Đức Phật giúp mọi người an lạc
✔️ Cách đi lễ Chùa mang lại Hạnh Phúc trong đời sống
✔️ Hiểu chánh pháp giúp cuộc sống giải thoát
✔️ Hướng dẫn cách thắp hương gia tiên - hiếu đạo
✔️ Hiểu về nghi lễ thờ cúng Đền - Chùa - Miếu - Phủ
✔️ Tang lễ và những điều cơ bản cần biết.
✔️ Các Dịch vụ phục vụ lợi ích khách hàng tại Thiên Đức
✔️ Hạng mục công trình nổi bật tại Thiên Đức
✔️ Đăng ký thăm quan & Lịch trình - Xe đưa đón tại Hà Nội - Miễn phí
✔️ Các đồi phong thủy - sản phẩm đang mở giao dịch 
✔️ Tổng hợp các câu chuyện phong thủy 
✔️ Tổng hợp các câu chuyện sống đẹp - khuyến thiện
✔️ Chức vị quan trọng hay mạng người quan trọng hơn 
✔️ Ngôi mộ thiên táng với dòng họ Lê Hữu 
✔️ 10 kỳ quan thiên nhiên Phật ngủ tại Trung Quốc  
✔️ Các loài hoa cấm kỵ không đặt trên ban thờ  
✔️ Các điểm nhấn khác biệt của một nghĩa trang đẹp tại Phú Thọ 

Chân thành cảm ơn!
            

Chia sẻ

Bình luận